Bàn chân bẹt là bàn chân có gan chân phẳng lì. Đây một dạng dị tật phổ biến trên thế giới. Về lâu dài, dị tật này có thể gây tổn hại đến thần kinh cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hội chứng bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt là hiện tượng mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Khi còn nhỏ, những trẻ em bụ bẫm cũng dễ nị nhầm lẫn với dị tật này. Ở đa số trẻ em, bàn chân bẹt sẽ tự hết lúc 6 tuổi (nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại). Có một thực tế, đó là, tất cả trẻ sơ sinh khi sinh ra đều có bàn chân không có vòm, không lõm hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ từ 2-3 tuổi, vòm bàn chân sẽ dần được hình thành cùng với hệ thống dây chằng.

Về tác dụng, vòm bàn chân giúp cho cơ thể con người có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển.

Bàn chân bẹt gây ra những vấn đề sức khỏe nào?

Khi đi lại, những người có bàn chân bẹt, có khuynh hướng áp sát phần cạnh trong của bàn chân xuống đất. Về lâu dài, thói quen này có thể khiến bàn chân bị biến dạng về lâu dài. Khi chạy nhảy, trẻ bị bàn chân bẹt dễ bị ngã do bàn chân không đủ linh động, khi chạm chân xuống đất, cùng lúc gót sẽ vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp gối cũng xoay và lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự mất cân bằng, lệch trục cơ thể cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ. Nếu bàn chân bẹt nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái, khiến ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên cạnh, gây gai gót chân, viêm cân gan chân…

Một số cách kiểm tra trẻ bị bàn chân bẹt

Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có triệu chứng bàn chân bẹt, nhưng từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân sẽ bắt đầu được hình thành, vì vậy bố mẹ có thể bắt đầu kiểm tra cho con khi trẻ lên 3 tuổi, bằng cách:

– Làm ướt bàn chân của trẻ bằng nước có màu sau đó đặt bàn chân của con in lên một tờ giấy trắng để có thể nhìn rõ dấu chân in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt.

– Hoặc bố mẹ dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của con thì có thể bé mắc chứng bàn chân bẹt.

Phát hiện bàn chân bẹt ở trẻ từ sớm giúp việc điều trị đơn giản hơn. Bố mẹ nên đưa con đi khám nếu phát hiện triệu chứng đặc thù như trên. Độ tuổi vàng để chữa trị bàn chân bẹt là từ 3-7.

Tại Phòng khám chuyên khoa Cột sống – Xương khớp và Phục hồi chức năng IREC, các bệnh nhi sẽ được thăm khám lâm sàng cùng các bài kiếm tra với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng cho tình trạng của trẻ và trẻ sẽ được điều tri ngay tại phòng khám cùng máy móc hiện đại nhất và các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.

Nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường ở bàn chân, khớp gối, hãy đưa con đến thăm khám để nhận được tư vấn chuyên môn chính xác nhất từ bác sĩ.

Phòng khám chuyên khoa Cột Sống – Xương Khớp – Phục hồi chức năng quốc tế IREC

Địa chỉ: Tầng 6, số 52 B.à Triệu, Hoàn Ki.ếm, Hà Nội.

Hotline: 0961.633.310 – (024) 3689 5252

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *