CONG VẸO CỘT SỐNG LÀ GÌ?

Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang một bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang, các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Thông thường, đường cong có hình chữ S hoặc chữ C. Cong vẹo cột sống có thể chia làm ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động bình thường của cơ thể.

CÁC DẠNG CONG VẸO CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP

Cong vẹo cột sống được chia thành 4 dạng, bao gồm: Vẹo cột sống do bẩm sinh; Vẹo cột sống thần kinh; Vẹo cột sống dính khớp; Vẹo cột sống triệu chứng.

NGUYÊN NHÂN GÂY CONG VẸO CỘT SỐNG

Các bác sĩ thường chia cong vẹo cột sống thành hai loại – có cấu trúc và phi cấu trúc. Với cong vẹo cột sống phi cấu trúc, cột sống vẫn hoạt động bình thường nhưng trông có vẻ cong. Điều này xảy ra bởi một số nguyên do, như chân nọ dài hơn chân kia, co thắt cơ và tình trạng viêm như viêm ruột thừa. Khi những vấn đề này được điều trị thì chứng cong vẹo cột sống thường mất đi. Với cong vẹo cột sống có cấu trúc, đường cong của cột sống thường không thể đảo ngược được. Nguyên nhân bao gồm:

Với chứng cong vẹo cột sống vô căn, tiền sử gia đình và di truyền có thể là nguyên nhân gây nên. Nếu bạn hoặc một trong những đứa con của bạn gặp phải tình trạng này, hãy đảm bảo rằng những đứa trẻ khác cũng được kiểm tra thường xuyên. Cong vẹo cột sống thường xuất hiện nhiều nhất trong thời kỳ phát triển, thường là từ trẻ 10 đến 15 tuổi. Phần lớn các đường cong vẹo ở bé gái có nguy cơ xấu đi gấp 10 lần so với các bé trai và có thể phải điều trị. Cong vẹo cột sống được chẩn đoán trong những năm thiếu niên có thể tiếp tục phát triển đến tuổi trưởng thành. Cột sống của bạn càng cong, càng có xu hướng xấu đi theo thời gian. Nếu trước đây bạn từng được chẩn đoán với cong vẹo cột sống, hãy tầm soát thường xuyên.

DẤU HIỆU CONG VẸO CỘT SỐNG

Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các dấu hiệu bất thường như sau: – Gai đốt sống không thẳng hàng.

  • Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao.
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
  • Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp, rộng không giống nhau.
  • Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
  • Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước.

Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống. Khi tình trạng cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như:

BIẾN CHỨNG CỦA CONG VẸO CỘT SỐNG

Mặc dù hầu hết những người mắc phải cong vẹo cột sống đều có những rối loạn nhẹ, nhưng đôi khi cong vẹo cột sống có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, như:

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CONG VẸO CỘT SỐNG

1. Đeo đai chỉnh cột sống

Đai lưng là dụng cụ giúp hỗ trợ điều trị cong vẹo cột sống. Nó có tác dụng giúp ổn định cột sống, điều chỉnh tư thế, hạn chế sự phát sinh của các cơn đau (nhất là trong mỗi lần vận động). Tuy nhiên để nhận thấy được hiệu quả, người bệnh cần kiên trì đeo đai chỉnh trong suốt một thời gian dài.

2. Bài tập hỗ trợ cải thiện vẹo cột sống

Các bài tập chữa vẹo cột sống phù hợp có thể hỗ trợ rất tốt cho người bệnh. Để biết mình có thể thực hiện các bài tập nào, bệnh nhân cần được thăm khám và tư vấn kỹ càng từ bác sĩ. Đối với những người bị vẹo cột sống ngực, bài tập nên tác động đến vai. Trường hợp bị vẹo cột sống thắt lưng, các động tác nên tập trung vào phần lưng dưới. Hiệu quả của việc luyện tập phụ thuộc vào tính kiên trì đều đặn và thực hiện đúng động tác.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn của nhiều bệnh nhân với mong muốn sớm cải thiện đường cong cột sống. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng khi mức độ vẹo cột sống của bệnh nhân quá nặng và các phương pháp bảo tồn không còn tác dụng. Đặc biệt với các bệnh nhi nhỏ tuổi, phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì có thể gây sốc thuốc, hôn mê, liệt do tổn thương hệ thần kinh…

4. Vật lý trị liệu và Chiropractic

Trong điều trị cong vẹo cột sống, Vật lý trị liệu và Chiropractic được xem là phương pháp tối ưu nhất mà không cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Bằng thao tác nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa nắn chỉnh cấu trúc đốt sống sai lệch, dần đưa chúng trở lại vị trí bình thường, từ đó giúp khôi phục đường cong sinh lý của cột sống một cách tự nhiên. Kết hợp với các thiết bị Vật lý trị liệu chuyên sâu và các bài tập được chỉ định dành riêng cho người bệnh, giúp nhanh chóng khôi phục tư thế thẳng tự nhiên của lưng, nâng tầm vận động rõ rệt.

PHÒNG NGỪA CONG VẸO CỘT SỐNG

  • Tập luyện thể thao đều đặn, vừa sức để tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối cho cơ thể.
  • Phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ bằng chế độ ăn đầy đủ protein, chất khoáng và vitamin.
  • Bàn ghế ngồi học hoặc ngồi làm phải phù hợp với chiều cao của người dùng. Khi ngồi thì cần ngồi thẳng lưng, không nghiêng vẹo.
  • Trẻ em không nên mang cặp quá nặng. Cụ thể, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng, học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.