VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU LÀ GÌ?

Vận động trị liệu là phương pháp thực hiện các mẫu vận động, các tư thế hoặc các hoạt động thể lực của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch giúp phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Đây là phương pháp điều trị quan trọng trong phục hồi chức năng hiện đại, người bệnh có thể tự tập tại nhà, tại phòng khám, có hỗ trợ hoặc không tùy vào từng bài tập khác nhau.

LỢI ÍCH CỦA VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU

Các Giáo sư, Bác sĩ và Chuyên gia đầu ngành tại IREC sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý, thể chất cơ thể và giai đoạn điều trị của từng người để thiết kế một phác đồ vận động trị liệu khoa học riêng nhằm cải thiện chức năng vận động toàn diện của hệ Cơ – Xương – Khớp, cũng như hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị đạt được hiệu quả tối ưu.

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH

    Họ và tên


    Số điện thoại


    Miêu tả bệnh lý

    ĐẶT LỊCH HẸN VỚI BÁC SĨ

    Chuyên gia người Mỹ
    BRIAN JOHN KIMBALL

    PGS. TS. Bác sĩ
    NGÔ VĂN TOÀN

    Bác sĩ chuyên khoa II
    LÊ ANH TUẤN

    ĐỘI NGŨ BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH

    ĐẶT LỊCH HẸN VỚI BÁC SĨ

      Họ và tên


      Số điện thoại


      Miêu tả bệnh lý

      CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TẠI IREC CLINIC

      1. Bài tập theo tầm vận động

      Tầm vận động có tầm độ một khớp vận động trong không gian, tùy thuộc vào khả năng vận động của khớp và tính kéo dãn của mô mềm.

      Các bài tập tầm vận động giúp người bệnh duy trì tầm vận động khớp, phòng ngừa các biến chứng của bệnh cột sống và giảm nguy cơ chấn thương.

      Một số dụng cụ tập tầm vận động: gậy, thang tường, ròng rọc, mặt phẳng ngang,…

      2. Bài tập có kháng trở

      Bài tập do bệnh nhân tự thực hiện nhằm kháng lại sức cản hoặc kháng trở, giúp gia tăng sức mạnh và sức bền cơ bắp. Sức cản có thể là trọng lượng của chi thể hoặc bản thân cơ thể, kháng trở bằng tay của người tập, hoặc nguồn lực khác, như tạ tay, bao cát, dụng cụ…

      Những bài tập này dựa trên nguyên lý quá tải (overload). Quá tải có nghĩa là gia tăng dần lực tải áp dụng để tạo áp lực và thách thức cho cơ đang tập luyện. Có thể quá tải bằng nhiều cách khác nhau như tăng mức kháng trở, tăng số hiệp và số lần lập lại, tăng tốc độ tập luyện, giảm thời gian nghỉ ngơi, hoặc tăng thời gian tập luyện. Tất cả các biện pháp tạo quá tải phải tăng dần để người bệnh có thể thích ứng với các thay đổi tập luyện.

      Các loại bài tập kháng trở gồm: bài tập đẳng trường, bài tập đẳng trương và bài tập đẳng động.

      3.Bài tập kéo giãn

      Bài tập được thực hiện thụ động, dành cho bệnh nhân có cơ hoặc nhóm cơ bị kéo dãn có dấu hiệu kém hoạt động, bài tập sẽ giúp kéo dãn các mô mềm bị co rút.

      Lực kéo giãn có thể là bằng tay của người tập (kéo giãn bằng tay), dụng cụ (kéo giãn bằng dụng cụ), hoặc bản thân người bệnh (tự kéo giãn). Lực phải đủ để tạo sức căng lên các cấu trúc mô mềm nhưng không quá mạnh làm đau hoặc chấn thương các cấu trúc. Bệnh nhân phải có cảm giác kéo căng, nhưng không đau, trong tổ chức đang được kéo giãn.

      4. Bài tập sức bền tim phổi

      Bài tập cường độ thấp được lặp lại nhiều lần ở các nhóm cơ lớn, giúp cải thiện các chức năng hoạt động thường ngày như đi lại, chạy nhảy, leo cầu thang.

      Mỗi bệnh nhân tập luyện cần có một chương trình riêng biệt sau khi đã được thăm khám lượng giá cẩn thận. Tập luyện sớm, liên tục và tăng tiến từ từ sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn. Dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ, kỹ thuật viên tay nghề tốt, nhiều kinh nghiệm sẽ khiến bệnh nhân có liệu trình điều trị thích hợp nhất với tình trạng của mình.

      CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ CẨN TRỌNG CỦA VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU

      Gãy xương chưa cố định tốt, chưa liền xương tốt

      Người bị bỏng mới được tiến hành ghép da

      Bệnh lý tim mạch nặng, huyết áp không ổn định

      Bệnh lý cấp tính như sốt cao, viêm nhiễm…