SỰ GIA TĂNG CỦA BỆNH LÝ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Trước đây, các bệnh lý xương khớp nói chung và triệu chứng đau nhức xương khớp nói riêng chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Song những năm gần đây, vấn đề xương khớp ở người trẻ, thanh thiếu niên đang ngày càng phổ biến. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn làm suy giảm chất lượng sống hiện tại và tương lai.

Theo một nghiên cứu gần đây trên 2.119 người trưởng thành ở thành thị, có tới 14,5% bệnh nhân có triệu chứng đau cơ xương khớp. Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh viêm xương khớp. Con số này cảnh báo, đau nhức xương khớp là nỗi lo không chỉ ở người cao tuổi mà người trẻ tuổi cũng hoàn toàn có thể mắc phải.

Đây là hậu quả của lối sống hiện đại, thiếu lành mạnh như: ngồi lâu do tính chất công việc hoặc lười vận động, ngồi hoặc làm việc sai tư thế, vận động quá mức các khớp,… Vị trí đau nhức xương khớp thường gặp gồm: mắt cá chân, vai gáy, các khớp tay, khớp đầu gối, thắt lưng, gót chân,… Ngoài ra, cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức xương khớp, thực tế người béo phì dễ mắc phải các vấn đề này hơn. Đau nhức xương khớp ở người béo phì cũng nghiêm trọng, khó điều trị và phục hồi hơn.

Cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện sau tổn thương liên quan đến dây chằng, gân xung quanh khớp, các bao hoạt dịch,… Nguy hiểm nhất khi triệu chứng này là do nguyên nhân bệnh lý, nếu không điều trị triệt để từ nguyên nhân, đau nhức xương khớp sẽ tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

1. Thoái hoá khớp

Biểu hiện đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra nhưng hiện nay thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.

Để phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác, thường dựa vào đặc điểm của cơn đau, đó là với thoái hóa khớp thì cơn đau thường tăng lên mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi. Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Sụn và xương dưới sụn tổn thương càng nặng thì cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân.

2. Viêm khớp dạng thấp

Ngoài thoái hóa khớp, biểu hiện đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, nếu không được điều trị sớm, kịp thời thì bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.

Với bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp, khó cử động khớp vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài hàng giờ đồng thời còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, sốt.

3. Bệnh gút

Người mắc bệnh gút cũng có biểu hiện đau nhức xương khớp vì đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay, cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi.

Khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân.

4. Loãng xương

Ở người bị loãng xương, có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp và được mô tả là đau ở trong xương. Đây là biểu hiện không đặc trưng nên thường bị bỏ qua, làm cho bệnh ngày càng nặng và hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Vì vậy, nếu khi có biểu hiện đau nhức tại các đầu xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài như: cột sống thắt lưng, đùi, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm thì đó là dấu hiệu báo hiệu tình trạng loãng xương. Mặt khác, loãng xương còn có dấu hiệu giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run giật cơ khi thay đổi tư thế.

5. Lao xương khớp

Lao xương khớp là bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu dựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối.

Các khớp bị vi trùng lao tấn công thường bị đau nhẹ hoặc vừa phải và sưng to nhưng không nóng, không đỏ, làm cho các hoạt động gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, gập, không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, liệt.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

1. Thoái hoá khớp

Biểu hiện đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra nhưng hiện nay thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.

Để phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác, thường dựa vào đặc điểm của cơn đau, đó là với thoái hóa khớp thì cơn đau thường tăng lên mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi. Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Sụn và xương dưới sụn tổn thương càng nặng thì cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân.

2. Viêm khớp dạng thấp

Ngoài thoái hóa khớp, biểu hiện đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, nếu không được điều trị sớm, kịp thời thì bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.

Với bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp, khó cử động khớp vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài hàng giờ đồng thời còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, sốt.

3. Bệnh gút

Người mắc bệnh gút cũng có biểu hiện đau nhức xương khớp vì đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay, cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi.

Khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân.

4. Loãng xương

Ở người bị loãng xương, có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp và được mô tả là đau ở trong xương. Đây là biểu hiện không đặc trưng nên thường bị bỏ qua, làm cho bệnh ngày càng nặng và hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Vì vậy, nếu khi có biểu hiện đau nhức tại các đầu xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài như: cột sống thắt lưng, đùi, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm thì đó là dấu hiệu báo hiệu tình trạng loãng xương. Mặt khác, loãng xương còn có dấu hiệu giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run giật cơ khi thay đổi tư thế.

5. Lao xương khớp

Lao xương khớp là bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu dựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối.

Các khớp bị vi trùng lao tấn công thường bị đau nhẹ hoặc vừa phải và sưng to nhưng không nóng, không đỏ, làm cho các hoạt động gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, gập, không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, liệt.

Khi có biểu hiện đau nhức xương khớp và diễn ra thường xuyên, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám tìm chính xác nguyên nhân để được điều trị kịp thời, không nên chủ quan cho rằng xương khớp đau nhức là do lao động quá sức, do thời tiết thay đổi… do bệnh của người cao tuổi nên không chịu khám bệnh. Nguy hiểm hơn là người bệnh tự mua thuốc điều trị vì chẳng những không hết bệnh mà còn có thể bị bệnh về dạ dày, gan mật do tác dụng phụ của thuốc giảm đau và làm cho bệnh xương khớp ngày càng nặng.

PHÒNG KHÁM IREC MANG ĐẾN GIẢI PHÁP SỐ 1 TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ VỀ XƯƠNG KHỚP

Khi có biểu hiện đau nhức xương khớp và diễn ra thường xuyên, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám tìm chính xác nguyên nhân để được điều trị kịp thời, không nên chủ quan cho rằng xương khớp đau nhức là do lao động quá sức, do thời tiết thay đổi… do bệnh của người cao tuổi nên không chịu khám bệnh. Nguy hiểm hơn là người bệnh tự mua thuốc điều trị vì chẳng những không hết bệnh mà còn có thể bị bệnh về dạ dày, gan mật do tác dụng phụ của thuốc giảm đau và làm cho bệnh xương khớp ngày càng nặng.

PHÒNG KHÁM IREC MANG ĐẾN GIẢI PHÁP SỐ 1 TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ VỀ XƯƠNG KHỚP