Đau lưng là một tình trạng rất phổ biến với mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, khi dây chằng được nới lỏng và em bé ngày một lớn lên ảnh hưởng tới tư thế và cột sống. Những chèn ép này chính là nguy cơ khiến mẹ bị đau lưng.

Một lí do khác là cân nặng tăng lên nhanh chóng trong thời gian thai kỳ, gây áp lực lên lưng dưới, và căng khớp.

Những thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng khiến dây chằng bị giãn ra, điều này có thể làm tình trạng cột sống và xương chậu trở nên trầm trọng hơn.

Đau lưng khi mang thai - HUGGIES® Việt Nam

Nếu sức khoẻ trước đó của mẹ bầu không được giữ gìn, thừa cân hoặc hút thuốc, mẹ rất dễ có khả năng bị đau lưng hoặc đau thần kinh toạ khi mang thai.

Điều trị đau lưng khi mang thai

Nếu mẹ xảy ra chấn thương ở lưng khi mang thai, những bài tập đơn giản và sử dụng đai hỗ trợ là những giải pháp hiệu quả để điều trị. Trong những trường hợp hiếm nhất, mẹ mang thai có thể gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm. Trong trường hợp này, mẹ có thể cần đến Vật lý trị liệu hoặc nếu nguy hiểm hơn, là phẫu thuật.

Rất nhiều phụ nữ với các bệnh lý cột sống trước đó như cong vẹo cột sống, thoái hoá cột sống hay thoát vị đĩa đệm. Đôi khi, quá trình mang thai lại khiến các vấn đề này trở nên tốt hơn, nhưng cũng có những trường hợp, lại khiến các vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, mẹ hãy đề cập tới các vấn đề đang gặp ở lưng với các bác sĩ thai sản.

Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? - Welcome - CNSS

Làm thế nào để bảo vệ lưng cho mẹ bầu

Mẹ có thể bảo vệ lưng khi mang thai bằng cách tránh hoặc thay đổi tư thế, cách làm một số công việc.

  • Tránh khuân vác nặng. Nếu mẹ phải nâng vật nặng, hãy trùng đầu gối, giữ lưng thẳng, siết chặt cơ bụng và cơ sàn chậu. Đảm bảo rằng mẹ đang nâng vật gần với cơ thể. Ngồi xuống cạnh trẻ, thay vì cúi người bế trẻ lên.
  • Luôn có một tư thế đúng. Giữ cho xương chậu đối xứng. Đứng đều hai chân, lưng thẳng và xương chậu hóp vào. Tránh đứng quá lâu. Ngồi thẳng với lưng dựa vào ghế và đặt chân lên ghế đẩu nếu cần.
  • Hạn chế những hoạt động có thể gây tổn thương lên lưng. Như leo cầu thang, đi bộ lên đồi dốc.
  • Tư thế ngủ. Ngủ nghiêng với gối đặt giữa hai chân. Để đứng dậy khỏi giường, xoay mình sang một bên, sử dụng tay để nâng người dậy, rồi đưa chân xuống dưới sàn.
  • Đi giày có gót thấp (không phải đế bệt). Đây là những loại giày có vòm nâng đỡ chân. Tránh đi giày cao gót.
  • Sử dụng đai hỗ trợ

Tăng cường sức khoẻ lưng

Tập thể dục thường xuyên là một hoạt động rất quan trọng khi mang thai giúp bảo vệ sức khoẻ lưng. Nếu được sự đồng ý của bác sĩ, mẹ có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay tập thể dục dưới nước. Hãy nghe tư vấn từ các bác sĩ Vật lý trị liệu để có được bài tập cụ thể cho tình trạng lưng của mẹ.

Các liệu pháp như yoga và pilate rất có ích cho phụ nữ, nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu.

CÁC THAY ĐỔI CỦA MẸ BẦU Ở NHỮNG THÁNG CUỐI KỲ

Khi nào nên gặp bác sĩ

Hãy thăm khám bác sĩ nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 2 tuần.

Đôi khi đau lưng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Đi khám ngay nếu mẹ gặp phải dấu hiệu chảy máu âm đạo, tiểu buốt hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào.

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0961.633.310 để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *