Giày cao gót là “vũ khí” của riêng phái đẹp với vẻ kiêu kỳ quyến rũ không thể phủ nhận. Cùng với những đồ, giày cao gót góp phần không nhỏ để làm nên vẻ đẹp hiện đại của phụ nữ thế kỷ 21. Thế nhưng, việc bạn mang giày cao gót quá cao, quá nhiều và quá lâu cũng gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe xương khớp

Giày cao gót và những tác hại cho sức khỏe con người

TỔN THƯƠNG CỔ CHÂN, GÓT CHÂN

Giày cao gót có độ cao khoảng từ 7 cm, dù là gót nhọn hay gót bằng, đều gây áp lực lên xương bánh chè cao hơn 30% so với giày đế thấp. Vị trí khớp thứ hai bị ảnh hưởng rất nhiều là khớp cổ chân và gót chân. Toàn bộ trọng lượng cơ thể bị dồn xuống mũi chân, khớp cổ chân khi ở tư thế gập quá lâu sẽ khiến chân bị đau nhức.

THOÁI HÓA CỘT SỐNG, VIÊM KHỚP GỐI

Khớp gối và cột sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Khi sử dụng giày cao gót, ngoài các cơ bắp ở chân, lưng thì cột sống của bạn cũng hoạt động hết công suất để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Một cách cụ thể, đi giày cao gót khiến độ thăng bằng của cơ thể giảm đi rất nhiều, đẩy trọng tâm của người về phía trước để lấy tư thế cân bằng. Tư thế này làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Điều này khiến phái nữ sẽ thấy lưng nhức mỏi, gai cột sống, đau đầu gối. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh lý thoái hóa cocotj sống, viêm khớp

HỘI CHỨNG VẸO NGÓN CHÂN

Sau nhiều năm liên tục sử dụng giày cao gót, ngón chân cái có thể dần lệch về phía ngón chân kế tiếp. Việc đi giày bó mũi chân, vị trí chân của ngón cái càng nhô ra, vị trí đó dần tạo thành vết chai hoặc phần xương không còn ở trạng thái ban đầu. Không chỉ vậy, khi ngón cái bị nghiêng, chúng có xu hướng chồng lên ngón kế tiếp, khiến bàn chân trông mất thẩm mỹ khiến bạn thiếu tự tin.

Ngón chân biến dạng dần sau nhiều năm đi giày cao gót

THAY ĐỔI ĐƯỜNG CONG SINH LÝ CỦA PHỤ NỮ

Đường cong sinh lý đóng vai trò như một bộ giảm xóc, giúp phân tán bớt áp lực tác động lên các đốt sống và xương chậu. Duy trì tư thế xấu trong thời gian dài là một trong các nguyên nhân gây thay đổi đường cong sinh lý phổ biến nhất. Cụ thể hơn, tư thế bất thường nhằm giữ thăng bằng khi mang giày cao gót có thể: Làm giảm độ cong ở cột sống vùng thắt lưng Tăng độ cong của các đốt sống ngực, tạo điều kiện phát triển thành gù cột sống Thay đổi đường cong sinh lý không chỉ ảnh hưởng đến các đốt sống mà còn tăng thêm áp lực đè nặng lên cơ lưng, dẫn đến tình trạng đau mỏi khó chịu. Theo bác sĩ, người có thói quen đi giày cao gót còn có nguy cơ đối mặt với chứng đau lưng mãn tính cao hơn những người khác.

Đường cong sinh lý cột sống ỏ phụ nữ bị ảnh hưởng

ĐAU HÔNG

Để giữ được thăng bằng và di chuyển trên giày cao gót, nhóm cơ thắt lưng chậu và các cơ bắp chân của bạn sẽ phải nỗ lực hoạt động hơn nhiều lần. Không ít người xem việc này là hoàn thoàn bình thường nhưng thực tế, việc liên tục vận động với cường độ cao có thể gây căng cứng hoặc thậm chí là co cơ, từ đó kéo theo các cơn đau ở hông và thắt lưng và ảnh hưởng đến các đốt sống thắt lưng của bạn.

Phòng khám chuyên khoa Cột Sống – Xương Khớp – Phục hồi chức năng quốc tế IREC thăm khám và điều trị các bệnh lý về cột sống, xương khớp và phục hồi chức năng. Liên hệ nay với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn về sức khỏe xương khớp cho bản thân và gia đình

• Địa chỉ: Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

• Hotline: 0961.633.310 – (024) 3689 5252

• Website: irec.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *