Đau thần kinh toạ là một tình trạng đau do dây thần kinh toạ bị chèn ép gây ra. Dây thần kinh toạ là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người, kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh toạ là chi hối cảm giác vận động và nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể mà nó đi qua.

Triệu chứng điển hình nhất mà người bệnh gặp phải là các cơn đau thắt lưng lan rộng xuống cẳng chân, ngón chân. Hướng lan của các cơn đau tuỳ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương. Người bệnh thông thường chỉ đau 1 bên dây thần kinh toạ, không đau cả hai bên.

Một trong những phương pháp để điều trị đau thần kinh toạ là phẫu thuật. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp duy nhất phù hợp với tất cả mọi người. Sau đây là 5 câu hỏi quan trọng mà người bệnh cần lưu ý trước khi quyết định phẫu thuật đau thần kinh toạ.

1. Bạn có biết nguyên nhân gây ra tình trạng đau thần kinh tọa?

Đau thần kinh tọa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, và mỗi yếu tố này lại đòi hỏi cách điều trị khác nhau.

Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng bệnh và các cấp độ

Các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
  • Hẹp ống sống
  • Trượt/lệch đốt sống
  • Thoái hóa cột sống do hao mòn, có thể hình thành các gai xương
  • Khối u trong cột sống

Mặc dù phần lớn nguyên nhân này có thể được giải quyết bằng phẫu thuật, nhưng đây không phải là lựa chọn đầu tiên mà các Bác sĩ sẽ cân nhắc và đề xuất cho người bệnh.

2. Đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thế nào?

Đau thần kinh tọa có thể kéo dài từ thắt lưng, qua mặt sau của đùi, xuống đến bàn chân. Cơn đau có thể đến rồi đi, đôi khi kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.

ĐAU THẮT LƯNG - Bác sĩ của bạn

Nếu cơn đau gây ra ảnh hưởng hay khó khăn trong công việc, hoạt động thường ngày, giao tiếp… có thể đã đến lúc để bạn cân nhắc phẫu thuật.

Nếu dây thần kinh tọa bị tổn thương, dẫn đến tê, râm ran và trong các trường hợp nghiêm trọng, đầu gối hoặc chân bị yếu. Nếu điều trị càng muộn, tình trạng này càng kéo dài và có thể trở nên vĩnh viễn.

3. Bạn đã thử những phương pháp điều trị đau thần kinh toạ nào?

Có rất nhiều phương pháp để kiểm soát chứng đau thần kinh tọa mà không cần phẫu thuật. Có thể bao gồm: thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, bài tập dưới nước… Mỗi người bệnh lại phản ứng tích cực với mỗi phương pháp khác nhau.

Hãy kết hợp cùng Bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.

4. Mục tiêu cho cuộc phẫu thuật là gì?

Bạn muốn quay trở lại làm việc và tập thể dục trong vòng một tuần? Bạn hy vọng cơn đau có thể biến mất hoàn toàn?

Mặc dù phần lớn bệnh nhân đều cải thiện đến 90% sau khi phẫu thuật, nhưng không Bác sĩ nào có thể đảm bảo chắc chắn điều này. Tình trạng tê có thể vẫn còn sau khi phẫu thuật, và luôn có khả năng đau thần kinh tọa tái phát ở đốt sống khác.

Phẫu thuật liên quan đến nhiều đốt sống hay đĩa đệm thì thời gian phục hồi sẽ càng lâu hơn.

5. Lợi ích có nhiều hơn rủi ro?

Giống như phần lớn các ca phẫu thuật khác, phẫu thuật đau thần kinh tọa có nguy cơ hình thành máu đông và đau tim. Nhiễm trùng máu cũng là một rủi ro đi kèm với hầu hết các ca phẫu thuật. Bên cạnh việc xảy ra chấn thương dây thần kinh.

Ngoài ra chế độ sinh hoạt trước đó hay tiền sử bệnh cũng có thể gây tác động tới kết quả của phẫu thuật, như việc hút thuốc, bệnh lý nền cao huyết áp, tiểu đường…

Nếu bạn thật sự cân nhắc phương án phẫu thuật đau thần kinh toạ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để cùng nhau đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0961.633.310 để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *