Thông thường, tình trạng tê bì sẽ bắt đầu cuất hiện với những biểu hiện châm chích, tê ngứa xuất hiện ở đầu ngón tay, chân. Theo thời gian và theo độ nghiêm trọng của nguyên nhân, chúng sẽ tiến triển nặng hơn và mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến bàn tay, cổ tay thậm chí là cánh tay và tương tự như vậy với chân. Các triệu chứng ở chân cũng phát triển ở ngón chân trước tiên rồi nhanh chóng lan rộng đến những bộ phận xung quanh.

Hiện tượng tay chân bị tê bì là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ liệt người vĩnh viễn. Vì vậy, việc thăm khám và chữa trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tê bì chân tay

Theo các bác sĩ, tê bì tay chân liên quan đến lối sống, sinh hoạt và các bệnh cơ xương khớp có khả năng gây chèn ép rễ thần kinh. Theo thống kê thực tế, hơn 75% trường hợp tình trạng này đến từ 5 lý do dưới đây:

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là hiện tượng bào mòn của lớp sụn khớp ở một hoặc nhiều đốt sống khác nhau. Với cơ chế tự phục hồi, cơ thể sẽ tự khắc phục sự hao mòn này bằng cách tích tụ canxi tại đốt xương sống bị thoái hóa. Tuy nhiên, điều này vô tình có thể hình thành nên gai xương. Gai xương phát triển quá mức sẽ đè lên những rễ thần kinh xung quanh gây đau nhức và tê ngứa xuống các chi. Tùy vào vị trí của đốt sống bị viêm xương khớp mà cảm giác tê bì có thể lan đến tay hoặc chân. Trong trường hợp này, hiện tượng tê bì chân tay có xu hướng xuất hiện vào buổi tối và lúc thời tiết thay đổi.

Thoát vị đĩa đệm

Giống với hiện tượng gai xương ở trên, nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…

Thoái hóa khớp

Giống như các bộ phận khác của cơ thể, xương khớp cũng có thể bị viêm nhiễm. Viêm xương khớp có khả năng xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, ví dụ như khớp tay, đầu gối, mắt cá, khuỷu tay hay thậm chí khớp háng nữa.

Khi bị viêm khớp, các đoạn xương có thể lệch khỏi vị trí vốn có do khớp mất khả năng kết nối, từ đó làm tổn thương các mô và rễ thần kinh xung quanh, gây nên triệu chứng tê bì chân tay.

Hẹp ống sống

Bên trong ống sống chứa tủy sống và các rễ thần kinh. Khi bộ phận này hẹp lại do bị đè nén, những dây thần kinh tại đây sẽ bị chèn ép, ảnh hưởng đến xúc cảm ở tay chân. Nếu tình trạng hẹp ống sống không sớm được can thiệp, nguy cơ tắc nghẽn lưu lượng máu đến tứ chi rất dễ xảy ra, gây cản trở hoạt động thường ngày ở các chi của bệnh nhân. Với phần lớn các trường hợp, bệnh hẹp ống sống là hệ lụy từ vấn đề thoát vị đĩa đệm.

Sinh hoạt, vận động sai tư thế

Ngoài những bệnh lý trên, việc duy trì tư thế xấu trong thời gian dài, ví dụ như nằm ngủ nghiêng một bên, thường xuyên khuân vác vật nặng, thói quen kê gối cao, mang giày cao gót, ngồi làm việc lâu không khoa học, tập thể dục thể thao quá cường độ và không khởi động trước… đều có thể làm tổn thương mao mạch và rễ thần kinh, từ đó dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay, đồng thời giảm khả năng vận động thể chất.

Điều trị tê bì chân tay như thế nào?

Để điều trị tê bì chân tay, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ để xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng. Với mỗi nguyên nhân và mức độ khác nhau, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt.

Đối với tình trạng bị tê tay chân do tư thế không đúng, những việc bạn cần làm là chú ý tư thế khi hoạt động và cải thiện dần các thói quen chưa tốt này. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân đằng sau triệu chứng tê bì chân tay là những bệnh lý về cơ xương khớp – cột sống, người bệnh sẽ cần tiếp nhận các phương pháp điều trị đặc hiệu hơn để mau chóng giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng và để có thể sinh hoạt, hoạt động bình thường, đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Hầu hết người bị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam sẽ lựa chọn giải pháp dùng thuốc giảm đau đối với trường hợp bệnh lý ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ mang lại hiệu quả xoa dịu triệu chứng tạm thời chứ không loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây tê bì chân tay, đồng thời chúng không hề tốt cho dạ dày, gan, thận của bạn. Không những vậy, dùng thuốc trong thời gian dài hoặc quá liều có nguy cơ gây ngộ độc gan thận, dần dần khiến hai cơ quan này suy giảm chức năng.

Nhờ sự tiến bộ và giao thoa giữa những nền y học, những bệnh lý về cột sống và thàn kinh cột sống như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm… đã có thể điều trị bằng một phương pháp không uống thuốc, không tiêm đó là trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) và vật lý trị liệu.

Phòng khám chuyên khoa cột sống, xương khớp và phục hồi chức năng IREC tự hào là một trong nhưng phòng khám trị liệu thần kinh cột sống hàng đầu. Ở IREC, chúng tôi có Bác sĩ Dr.Brian John Kimball là bác sĩ người Mỹ với hơn 30 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh lý Thần kinh Cột sống cùng với các Giáo sư, Tiến sĩ , Bác sĩ chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam. Với tinh thần ưu tiên sức khỏe bệnh nhân, Phòng khám luôn xây dựng phác đồ điều trị kết hợp giữa Chiropractic và vật lí trị liệu – phục hồi chức năng dựa trên thể trạng và bệnh trạng của từng trường hợp, nhờ đó nâng cao hiệu quả điều trị. Đồng tjowif, các công nghệ, máy móc hiện đại cũng luôn được cập nhật tại IREC.

Đừng để các vấn đề liên quan đến xương khớp, cột sống trở nên trầm trọng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và người thân.

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0961.633.310 để được phòng khám tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *