Thoái hóa cột sống cổ là bệnh khó tránh khỏi, không chỉ ở người cao tuổi mà còn ở cả người trẻ. Thoái hóa cột sống cổ gây nhiều khó khăn, bất tiện trong trong sinh hoạt và lao động hàng ngày.
1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?
Mỗi người có 7 đốt sống cổ đánh số từ C1-C7, giữa các đốt sống có đĩa đệm liên kết các đốt sống với nhau.
Thoái hóa cột sống cổ hay thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến, xảy ra ở các đốt sống cổ.
Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở dây chằng dọc cổ, làm hẹp các lỗ ra của rễ thần kinh biểu hiện ra bằng các triệu chứng lâm sàng.
Mức độ thoái hóa đốt sống cổ được phân loại từ nặng tới nhẹ thông qua 10 nấc. Hãy cùng tìm hiểu qua 10 mức độ và đối chiếu với tình trạng của bạn:
- Mức độ một: Ngửa đầu nhìn lên trần nhà ta có cảm giác cứng và đau cổ
- Mức độ hai: Hiện tượng đau mỏi thường xuyên xảy ra, thậm chí thấy cả đau và cứng ở vai, lưng
- Mức độ ba của thoái hóa đốt sống cổ: Thường xuyên bị tụt khỏi gối khi ngủ, khó cử động cổ khi tỉnh giấc ngủ
- Mức độ bốn: Tê cánh tay, thỉnh thoảng cảm thấy mờ mắt
- Mức độ năm: Thị lực bắt đầu giảm dần, cảm giác như không thể đi lại được trên một đường thẳng vậy
- Mức độ sáu thoái hóa đốt sống cổ: Cổ ảnh hưởng đến vai và cánh tay, nhiều lúc không thể cầm bút và viết được bình thường
- Mức độ bảy của bệnh: Ở mức độ này khá nghiêm trọng vì lúc này bạn không thể dùng đũa gắp thức ăn như bình thường được
- Mức độ tám: Cơ thể lúc này yếu đến mức không thể đi lại, người có cảm giác như mất hết sức lực và không thể bước đi
- Mức độ chín của thoái hóa đốt sống cổ: Khi đi tiểu tiện, đại tiện bạn cảm thấy khó khăn
- Mức độ thoái hóa đốt sống cổ cuối cùng: Không thể rời khỏi chỗ nằm (tình trạng đang ở mức độ nghiêm trọng nhất)
Dựa vào những mức độ mà chúng tôi đã nêu ở trên, các bạn hoàn toàn có thể xác định được mình đang ở mức độ nào. Nếu bạn đang ở mức thứ ba thì khả năng đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang mới bị thoái hóa đốt sống cổ nhẹ. Nhưng nếu cấp độ lên đến bốn, năm thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và tìm ra phương pháp trị liệu sao cho thích hợp. Còn tình trạng đang ở mức độ chín, mười thì rất quá nguy hiểm, bạn cần kịp thời điều trị ngay nếu không sẽ để lại hậu quả bại liệt toàn thân.
2. Phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ
Hiện nay thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không chỉ người lớn mà còn cả ở những người trẻ tuổi. Vậy biện pháp phòng ngừa tốt nhất căn bệnh này đó là:
- Tạo các thói quen lành mạnh ngay trong các tư thế hàng ngày ngay từ lúc đi, đứng, ngồi, nằm
- Sắp xếp công việc một cách hợp lý, tránh giữ một tư thế quá lâu khi làm việc khi làm việc để đốt sống cổ không bị chịu nhiều áp lực
- Gia tăng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao: Bơi lội, đạp xe, yoga,…
- Các bữa ăn hàng ngày phải đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, cung cấp các chất cần thiết để giúp xương cốt luôn luôn được chắc khỏe. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh rất khó có thể điều trị được triệt để, vì thế mà bệnh nhân cần có một số phương pháp phù hợp với từng mức độ biểu hiện của bệnh. Dưới đây là một số các phương pháp thông dụng:
- Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
- Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc:
- Chườm nóng bằng muối rang hoặc ngải cứu trong vòng 15 phút
- Tích cực vận động, tập thể thao mỗi ngày: Tập thể thao hàng ngày hoặc các bài tập điều trị thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp cho cơ thể của bạn săn chắc và dẻo dai hơn. Đây cũng là một trong những phương pháp rất tích cực, được nhiều bệnh nhân hiện nay áp dụng trong việc giảm đau.
- Giảm thiểu mức độ thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu: Xoa bóp cho người bệnh, kéo nắn trị liệu. Sử dụng các thiết bị và máy móc hiện đại tiên tiến trong việc làm giảm nhanh các cơn đau bằng phương thức nhiệt, thủy, điện trị liệu…
- Châm cứu bấm huyệt
- Phẫu thuật: Nếu biểu hiện của bệnh không hề thuyên giảm, mức độ thoái hóa đốt sống cổ ngày một nặng hơn, bạn nên tìm đến bác sỹ để được chỉ định phẫu thuật ngay, tuy nhiên quá trình này sẽ khá đau và nguy hiểm.