Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến nên được thực hiện từ sớm, nhằm giảm thiểu đáng kể di chứng, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường. Bởi vì:

Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não tiến triển nhanh trên lâm sàng, xảy ra khi động mạch cung cấp oxy và dinh dưỡng cho một vùng não bị vỡ hoặc tắc nghẽn đột ngột, hậu quả là nhiều tế bào của vùng não đó chết đi chỉ sau vài phút, dẫn tới một phần cơ thể do vùng não đó chi phối bị rối loạn hoạt động.

Bệnh lý này thường xảy ra ở người trên 45 tuổi, trong đó 2/3 xảy ra ở tuổi trên 65 với tỉ lệ tử vong cao đứng hàng đầu trong các bệnh lý thần kinh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai biến mạch máu não gây tử vong cao thứ hai sau ung thư và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến liệt, tàn phế, để lại di chứng tàn tật suốt đời.

Phục hồi chức năng sau tai biến

Tai biến mạch máu não gồm 2 loại chính:

1. Nhồi máu não hay thiếu máu não cục bộ: là tình trạng khi một mạch máu bị tắc hoặc nghẽn dẫn tới thiếu máu và họai tử ở các khu vực nào mà mạch máu đó cung cấp, được phân làm 3 loại:

  • Cơn thiếu máu não thoáng qua: tai biến phục hồi trong 24h.
  • Thiếu máu não cục bộ hồi phục: tai biến phục hồi trên 24h và không để lại di chứng.
  • Thiếu máu não cục bộ hình thành: thời gian phục hồi kéo dài,để lại di chứng hoặc tử vong.

2. Chảy máu não (còn gọi là xuất huyết não): là tình trạng máu thoát khỏi mạch máu chảy vào nhu mô não. Có thể chảy máu ở nhiều vị trí trong não như vùng bao trong, nhân xám trung ương, thùy não, than não, tiểu não… Căn cứ vào tiến triển trong 2-3 tuần đầu, chảy máu não được chia thành 5 loại như sau:

  • Hồi phục hoàn toàn trước 24h: cơn thiếu máu não thoáng qua.
  • Hồi phục hoàn toàn trên 24h: TBMMN một phần hồi phục,hoặc thiếu máu não thoáng qua kéo dài.
  • Hồi phục một phần với di chứng kéo dài.
  • Không hồi phục và nặng lên liên tục.
  • Tử vong.

Mục đích phục hồi chức năng sau tai biến

  • Giúp bệnh nhân thích nghi với di chứng còn lại.
  • Giúp bệnh nhân thích nghi lại với nghề cũ hoặc học một nghề mới.
  • Giúp bệnh nhân sử dụng thành thạo các dụng cụ trợ giúp
  • Giúp bệnh nhân tự độc lập di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
  • Giúp bệnh nhân tự sinh hoạt hàng ngày.
  • Giúp bệnh nhân tập luyện chống teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp.

Nguyên tắc phục hồi chức năng sau tai biến

Nguyên tắc phục hồi chức năng sau tai biến

  • PHCN sớm khi bị liệt.
  • Vận động ở nhiều tư thế khác nhau: tư thế nằm, tư thế ngồi, tư thế đứng, tư thế đi.
  • Chỉ định vận động đúng tùy theo lực cơ.

Chương trình phục hồi chức năng tại phòng khám chuyên khoa Irec

Chương trình phục hồi chức năng

Người bệnh bị liệt nửa người cần được khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và các rối loạn chức năng hiện có để lên phác đồ phục hồi chức năng phù hợp theo từng giai đoạn. Đến với Irec Clinic, chuyện phục hồi của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

1. PHCN giai đoạn liệt mềm:

  • Đặt tư thế đúng: Tránh co rút ½ người. BN nằm ngửa, đầu mình thẳng, vai hơi dạng, khuỷu hơi gập, cẳng tay quay ngửa, cổ tay gập mặt lưng 200 – 100, ngón hơi gập, ngón cái đối. Duỗi háng, đối gập 50 – 100, cổ chân gập mặt lưng.
  • Ngăn ngừa cứng khớp, teo cơ, biến dạng khớp: Vận động thụ động các khớp chi liệt ( khớp vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay, ngón tay). Vận động khớp háng, gối, cổ chân, ngón chân. Vận động xương bả vai ( nâng lên, hạ xuống, đưa ra trước, sau). Vận động chi lành ( chi trên, chi dưới).
  • Tăng cường cảm thụ cơ thể: Kích thích nhẹ trên da ( xoa bóp, vuốt, vỗ trên da). Tập bắc cầu tại giường ( bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập, KTV trợ giúp bệnh nhân nâng hông lên khỏi mặt giường và giữ hông ở vị thế thăng bằng, hoặc 1 chân duỗi, 1 chân co nhấc mông lên.
  • PHCN sinh hoạt: Lăn lật ( lăn sang bên lành, lăn sang bên liệt); trồi lên trồi xuống trên giường; vận động trợ giúp tay bên liệt bằng chính BN; tập ngồi dậy ( ngồi sang bên lành, ngồi sang bên liệt, ngồi có trợ giúp, ngồi bỏ thõng chân ra ngoài thành giường).

2. PHCN giai đoạn liệt cứng: phá vỡ co rút trong liệt nửa người.

Tập vận động trên đệm:

  • Vận động trong tư thế ngồi: Vận động trợ giúp khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, bàn tay. Tập lết
  • trên đệm. Chịu trọng lượng trên mông liệt và mông lành.
  • Vận động trong tư thế nằm sấp: Bệnh nhân nằm sấp, chịu áp lực đều lên 2 cẳng tay, bàn tay; chịu áp lực lên tay liệt; gập duỗi háng, gập duỗi gối.
  • Tập quỳ 4 điểm: Chuyển trọng lượng cơ thể nhiều sang bên liệt.
  • Tập quỳ 2 điểm: Chuyển trọng lượng cơ thể từ đầu gối lành sang đầu gối liệt.
  • Tập quỳ 1 điểm: Chân liệt tập trước nếu tập cho chân liệt chịu trọng lượng. Chân lành đặt dưới nếu tập cho bệnh nhân đứng lên.

Tập đi:

  • Đi không gậy: Tập chân liệt vừa chịu trọng lượng cơ thể vừa thay đổi độ gập duỗi khớp gối. Chuyển trọng lượng cơ thể từ chân lành sang chân liệt, chuyển trọng lượng cơ thể từ chân liệt về chân lành theo chiều ngang. Chuyển trọng lượng cơ thể sang chiều trước sau.
  • Đi có gậy: Đi từ xe lăn sang thanh song song. Đi trong thanh song song. Đi ngoài thanh song song.
  • Tập lên xuống cầu thang: dùng gậy lên xuống cầu thang.
  • Tập chức năng bàn tay: tập nắm mở bàn tay, tập cử động ngón tay, tập cầm, nhặt vật to, nhỏ.

3. PHCN giai đoạn di chứng

  • Khuyến khích bệnh nhân tự vận động chi tiết.
  • Khuyến khích bệnh nhân sử dụng chân tay liệt nhiều hơn.
  • Dùng tay lành trợ giúp tay liệt trong sinh hoạt ăn uống, đi giầy dép, mặc quần áo, đi vệ sinh hàng ngày.
  • Động viên bệnh nhân để thích nghi với cuộc sống mới.
  • Hướng nghiệp cho bệnh nhân nếu còn trẻ.

Một số dụng cụ hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến

Dụng cụ hỗ trợ người bệnh

Phòng ngừa các thương tật thứ cấp và các di chứng cho bệnh nhân ngay sau khi đột quỵ là một trong những bước thiết yếu đầu tiên trong phác đồ phục hồi chứng năng. Một trong các di chứng thường gặp nhất là bàn chân “thuổng”, cứng khớp cổ tay, khớp vai, khớp háng, khớp ngón tay…

  • Ngoài gối còn có các dụng cụ dễ làm,sử dụng,thuận tiện như túi cát, ván để bàn chân, đệm chống loét toàn thân và cho vùng gót chân.
  • Đặt tư thế đúng: Nếu hầu hết thời gian người bệnh được đặt đúng tư thế sẽ hạn chế rất tốt chuyện dính khớp bên liệt. Nếu người bệnh cử động thường xuyên và khó giữ tư thế đúng, phải dùng nẹp chỉnh hình để cố định tư thế các chi.
  • Nẹp chỉnh hình là các dụng cụ để ngăn ngừa hoặc nắn chỉnh sai lệch tư thế của chi thể. Có loại nẹp nắn chỉnh khớp cổ chân gọi là nẹp dưới gối; nẹp nắn chỉnh khớp gối gọi là nẹp khớp gối… Nguyên tắc sử dụng các nẹp này là đeo càng nhiều thời gian càng tốt, thường là lúc không vận động, nhưng có thể đeo cả lúc vận động như nẹp dưới gối.
  • Đối với người bị liệt nửa người, các nẹp chỉnh hình hay dùng là: Nẹp dưới gối (để đề phòng bàn chân thuổng). Nẹp cổ tay ( giữ cổ tay khỏi quặp và biến dạng gập). Đai treo cánh tay (đỡ vai khỏi xệ và bán trật khớp).
  • Các nẹp này thường được làm từ nhựa, tre, gỗ, vải… được đo theo kích thước của chân tay người bệnh.
Dụng cụ trợ giúp ở tư thế nằm:

Một trong những vận động sớm nhất mà người bệnh cần phải tập ngay sau khi đột quỵ là vận động tay liệt với sự trợ giúp của tay lành.Với các động tác tập luyện này người bệnh cần sử dụng gậy tập và ròng rọc.những dụng cụ này và các động tác tập này cũng được sử dụng sau này khi người bệnh ở tư thế ngồi và đứng. Để giúp người bệnh ngồi dậy,ngoài phần kĩ thuật tập luyện có thể sử dụng các dụng cụ trợ giúp khác như dây dù, thang dây có khung cố định vào giường hay đơn giản là dùng đoạn dây thừng buộc vào phía chân giường,tạo thành các vòng nắm để người bệnh tự kéo mình ngồi dậy.

Dụng cụ hỗ trợ ở thế ngồi:

Sau khi đột quỵ,người bệnh bị liệt nửa người cần được ngồi dậy càng sớm càng tốt khi bệnh cảnh cụ thể và thời gian cho phép.Việc giúp người bệnh ngồi dậy sớm sẽ tránh được những biến chứng thứ phát: viêm phổi ứ đọng, loét do đè ép, nhiễm trùng tiết niệu, loãng xương…

Dụng cụ hỗ trợ bệnh nhân ngồi chắc chắn:

Tốt nhất là loại giường có phần dát ở phía đầu có thể nâng cao lên được, hoặc sử dụng một số gối kê đỡ. Cho dù ngồi trên giường hay trên xe lăn hay trên ghế, tay liệt của người bệnh luôn được đỡ ở tư thế nâng lên ở phía trước hay ở bên cạnh thân mình, không để cho vai bên liệt bị kéo xuống trong tình trạng bán trật khớp ở trong giai đoạn đầu sau đột quỵ hay ở giai đoạn co cứng sau này. Người bệnh tập di chuyển từ giường ra ghế, hoặc xe lăn và ngược lại. Một trong những điều quan trọng trong phần tập luyện ở vị thế ngồi và di chuyển này là các dụng cụ đó phải có chiều cao như nhau và phù hợp với chiều cao của người bệnh.

Nếu bạn còn có thắc mắc về cách chữa thoái hóa cột sống cũng như các phương pháp chữa trị không xâm lấn tại IREC Clinic. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ IREC Clinic:

Website https://irec.com.vn/

Gọi tới hotline 0914 838 232 – (024) 3689 5252 .

Hoặc đến thẳng phòng khám tại Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *