Đau thần kinh tọa gây ra những cơn đau khó chịu dọc theo đường đi của dây thần kinh cột sống lưng xuống tới hông và bàn chân. Tạo ra những khó khăn và cản trở trong sinh hoạt của người bệnh.
1. Đau thần kinh toạ là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể người. Cụ thể, dây kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân, có nhiệm vụ chi phối chức năng vận động và nuôi dưỡng những bộ phận ở vùng cơ thể mà nó đi qua. Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to. Một người bình thường sẽ có 2 dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa. Nghĩa là người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức từ phần dưới thắt lưng kéo dài xuống cẳng chân, ngón chân. Mặc dù bệnh chỉ gây đau ở một bên dây thần kinh, thế nhưng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Đặc biệt, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi lại và không biết đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không.
2. Nguyên nhân gây ra đau thần kinh toạ
Thoát vị đĩa đệm
Đây là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa. Lúc này, nhân nhầy đĩa đệm tại các vị trí L5S1 và L4L5 thoát khỏi bao xơ, chèn ép trực tiếp và làm tổn thương dây thần kinh tọa, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức.
Bệnh xương khớp
Những bệnh về xương khớp như hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm cột sống hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng,… cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau thần kinh tọa.
Chấn thương từ vùng thắt lưng trở xuống
Quá trình làm việc, luyện tập,… nếu chẳng may bị chấn thương từ vùng thắt lưng trở xuống mà không điều trị kịp thời và dứt điểm thì có thể dẫn đến đau thần kinh tọa.

Tình trạng lão hóa do tuổi tác
Tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa diễn ra càng nhanh. Lúc này, xương khớp, đặc biệt là cột sống bị lão hóa sẽ dẫn đến nguy cơ đau thần kinh tọa. Và đây cũng là lý do đau thần kinh tọa thường xảy ra ở những người lớn tuổi.
Thói quen hàng ngày
Thói quen đứng một chỗ hay đi lại quá nhiều, mang giày cao gót trong thời gian dài,… cũng gây đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, làm công việc nặng nhọc, khuân vác đồ nặng thường xuyên cũng sẽ khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương, gây ra những cơn đau dai dẳng.
3. Đau thần kinh toạ có được tập thể dục và đi bộ không?
Tình trạng tê, cứng khớp cũng như đau nhức khó tả do dây thần kinh tọa bị chèn ép có khả năng được cải thiện bằng cách đi bộ. Chân và thắt lưng sẽ được tác động một lực vừa phải khi bạn đi bộ. Nhờ đó giúp các nhóm cơ và khớp tại khu vực này giãn ra, giảm bớt áp lực đè lên dây thần kinh tọa.
Mặt khác, thói quen thường xuyên đi bộ còn góp phần nuôi dưỡng sụn khớp khỏe mạnh, đồng thời cải thiện độ bền cũng như độ linh hoạt của xương khớp.
Không những vậy, một số ích lợi của đi bộ đối với người bị đau thần kinh tọa còn có thể kể đến:
- Nâng cao khả năng đàn hồi của cột sống
- Cải thiện khả năng vận động, di chuyển
- Thúc đẩy quá trình giải phóng endorphin có khả năng giảm đau và chống viêm
Người bị đau thần kinh tọa cần lưu ý gì khi đi bộ và tập thể dục?
Bệnh nhân đau thần kinh tọa cần chú ý tới việc lựa chọn bài tập hợp lý, cường độ luyện tập vừa phải và thời gian đi bộ phù hợp. Cụ thể:

- Lựa chọn một đôi giày phù hợp: Bệnh nhân đau thần kinh tọa tuyệt đối không được đi chân đất vì việc này có thể làm ảnh hưởng tới bàn chân và các dây thần kinh. Việc sử dụng một đôi giày đi bộ tốt, đúng kích cỡ chân sẽ mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt hơn. Tránh nguy cơ chấn thương như trật khớp, bong gân. Đồng thời, bệnh nhân nên chọn trang phục thoải mái, rộng rãi;
- Tập đúng động tác, đúng bộ môn: Có thể tập đi bộ bằng máy đi bộ tại nhà hoặc đi bộ ngoài công viên. Người bệnh nên tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên để đảm bảo hiệu quả bài tập;
- Có lộ trình luyện tập phù hợp: Người bệnh cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mình để lựa chọn thời gian luyện tập phù hợp. Nếu thấy các dấu hiệu đau nhức đã được cải thiện, bệnh nhân có thể kéo dài thời gian đi bộ hơn;
- Ngay từ đầu người bệnh không nên luyện tập quá sức vì việc này có thể tác động nhiều hơn vào dây thần kinh tọa, gây đau nhức hông và chân nghiêm trọng hơn. Người bệnh đau thần kinh tọa chỉ nên đi bộ với quãng đường không quá 1.5km;
- Thời gian đi bộ: Mỗi ngày người bệnh chỉ nên đi bộ khoảng 20 – 30 phút;
- Trước khi đi bộ nên khởi động nhẹ nhàng để giãn cơ, tiết các dịch nhầy xung quanh các ổ khớp. Việc này giúp giảm đau và giảm nguy cơ bị chấn thương trong quá trình luyện tập;
- Người bệnh nên nghỉ ngơi trong quá trình đi bộ nếu cảm thấy đau nhiều;
- Giữ đều tốc độ đi bộ, thả lỏng cơ thể, không gồng mình khi di chuyển;
- Kiên trì tập đi bộ, không nên dừng tập khi chưa hoặc mới thấy kết quả.
Đau thần kinh tọa là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh nên chủ động tập luyện thể dục với các bài tập vừa sức, tập đi bộ theo khả năng. Kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt để đẩy lùi bệnh tật.
Liên hệ ngay hotline 0961.633.310 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam và Mỹ.