Cong vẹo cột sống bẩm sinh là tình trạng cột sống cong bất thường, các đường cong tự nhiên của cột sống bị xô lệch đẩy qua phía bên trái hoặc bên phải của. Thông thường những bệnh nhân bị cong vẹo dị tật cột sống bẩm sinh khi nhìn từ phía sau thì hình dạng cột sống sẽ bị nghiêng hoặc uốn bất thường sang một bên. Cong vẹo cột sống bẩm sinh ít gặp hơn so với hiện tượng cong vẹo cột sống do tác động hoặc thói quen sinh hoạt. Theo tính toán thực tế, chỉ có 1 em bé bị dị tật vẹo cột sống bẩm sinh trong khoảng 10.000 trẻ em sinh ra.

1. Nguyên nhân dẫn đến chứng cong vẹo cột sống bẩm sinh

Xương sống được xem là phần xương chủ lực và rất quan trọng của cơ thể, do đó từ khi hình thành trong bào thai xương sống đã được định hình và phát triển rõ ràng. Dị tật bẩm sinh do các tác động của người mẹ khi mang thai hoặc các yếu tố di truyền bẩm sinh cụ thể như sau:

Yếu tố di truyền Nếu bố hoặc mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh thì nguy cơ lây truyền cho con là rất cao do em bé bị ảnh hưởng bởi nguồn gen di truyền này. Các yếu tố phát sinh trong quá trình mang thai

Trong quá trình người mẹ mang thai, việc bào thai phát triển quá nhanh không thích ứng kịp thời với kích thước bụng mẹ sẽ khiến cơ thể của trẻ bị chèn ép và phần xương sống phát triển vẹo lệch. Ngoài ra, người mẹ tiếp xúc với các loại chất độc hại, thuốc Tây hoặc ăn uống các thực phẩm độc hại cũng gây ra nguy cơ dị tật thai nhi.

Trong suốt quá trình mang thai ngôi thai không di chuyển hoặc bị các tác động lực mạnh. Khi sinh con thì cổ tử cung quá hẹp gây chèn ép phần cột sống của trẻ… Ngoài ra một số trường hợp trẻ có cấu tạo xương sống bất thường bẩm sinh hoặc cấu tạo não và tủy sống không bình thường cũng khiến cột sống bị cong vẹo.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị tật cong vẹo cột sống

Thông thường sau khi sinh em bé, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những kiểm tra từ bên ngoài hoặc tiến hành chụp X-quang nếu nghi ngờ bé có dấu hiệu cong vẹo dị tật cột sống bẩm sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp không được phát hiện khi vừa mới sinh ra, nếu trẻ có những dấu hiệu cụ thể dưới đây, bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám để phát hiện những biểu hiện bất thường nếu có:

Phần bả vai không cân bằng: Thông thường khi trẻ bị cong vẹo lệch cột sống thì hai bên bả vai sẽ có sự chênh lệch cao thấp nhất định khác nhau tùy thuộc vào độ lệch vẹo của xương sống. Các đoạn lệch vẹo nghiêng về phía bên nào thì bả vai phía bên đó sẽ thấp hơn so với bên còn lại.

Phần hông 2 bên không bằng nhau: Khi chú ý phần hông của trẻ sẽ thấy một bên cao hơn và một bên thấp hơn, các lằn xương sườn hằn ra phía ngoài da không đồng đều (một bên lồi hẳn ra và một bên không lồi).

Khi quan sát lưng từ phía sau: Nếu thấy cột sống không theo đường thẳng nhất định mà có những đoạn cong bất thường, các đốt sống gồ cao lên hoặc bị xoáy vặn theo nhiều kiểu khác nhau thì rất có khả năng bé đã mắc phải dị tật cong vẹo cột sống. Một số trường hợp khác, hai đường hõm vào ở hai bên của phần eo sẽ khác nhau hoàn toàn.

Cơ thể mất cân đối: Cơ thể mất cân đối cũng là 1 biểu hiện của chứng cong vẹo cột sống. Trong trường hợp bị lệch xương sườn, cơ thể sẽ bị nghiêng hẳn sang một bên, một số trường hợp cổ cũng sẽ bị kéo lệch hẳn sang bên.

3. Điều trị bảo tồn Cong vẹo cột sống bẩm sinh

Việc sớm nhận biết được những dấu hiệu của dị tật vẹo cột sống bẩm sinh rất quan trọng trong việc điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có một sự thật rằng việc điều trị bảo tồn không thể đưa những cột sống cong vẹo nặng (40 – 50 độ) về trạng thái bình thường. Các tác động điều trị bảo tồn sẽ hạn chế việc phát triển thêm các di lệch và điều chỉnh cong vẹo với mức độ nhất định. Điều trị bảo tồn là phương pháp điều trị bằng cách quan sát ảnh chụp X-quang định kỳ kết hợp luyện tập kéo giãn, tăng sức mạnh cơ bắp. Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh cột sống) giúp chỉnh sửa những sai lệch, đưa xương khớp trở về vị trí đúng. Một số trường hợp được khuyên nên đeo đai định hình vào ban đêm, khảng 12-13 giờ/ngày.

Việc kéo giãn cột sống để điều chỉnh từ từ những điểm sai lệch đã được xác định trước đó bằng phim X-quang. Các biện pháp vật lý trị liệu và các bài tập vận động cũng được áp dụng với bệnh nhân cong vẹo cột sống bẩm sinh để hạn chế tình trạng đau hoặc vận động khó khăn. Bố mẹ nên đưa con đi khám nếu phát hiện triệu chứng đặc thù của cong vẹo cột sống. Dù là cong vẹo bẩm sinh hay thứ phát do sinh hoạt lao động thì cũng nên được chẩn đoán và điều trị sớm.

Tại Phòng khám chuyên khoa Cột sống – Xương khớp và Phục hồi chức năng IREC, các bệnh nhi sẽ được thăm khám lâm sàng cùng các bài kiếm tra với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng cho tình trạng của trẻ và trẻ sẽ được điều tri ngay tại phòng khám cùng máy móc và các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.

Phòng khám chuyên khoa Cột Sống – Xương Khớp – Phục hồi chức năng quốc tế IREC

Địa chỉ: Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hotline: 0961.633.310 – (024) 3689 5252

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *