Thoái hóa xương khớp thường diễn ra nhiều nhất từ độ tuổi 40, nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Đây là một căn bệnh khó tránh khỏi, theo thời gian sự mất cân bằng trong cơ thể dẫn tới huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Tuy nhiên, mọi người đều có thể phòng tránh và làm chậm lại quá trình lão hóa xương khớp bằng cách tìm hiểu rõ về bản chất của bệnh và cách phòng tránh mà IREC Clinic giới thiệu dưới đây:
Thoái hóa xương khớp là bệnh gì?
Thoái hóa xương khớp là một trong những bệnh thường gặp thường gặp về cơ – xương – khớp. Cụ thể đó là tình trạng tổn thương dẫn đến tư tổn của sụn khớp và đĩa đệm kèm theo phản ứng viêm và giảm dịch nhầy giúp bôi trơn giữa các khớp. Làm dẫn đến cảm giác đau nhức và cứng khớp cho người bệnh.
Đây là một căn bệnh mãn tính, xảy ra theo thời gian lão hóa của tuổi tác. Thường bắt đầu từ độ tuổi 40 và nhất là sau 60 tuổi.
Hiện nay bệnh thoái hóa xương khớp dần dần trẻ hóa, người trẻ cũng có thể mắc căn bệnh này, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt trong việc dinh dưỡng và sinh hoạt không khoa học
Biểu hiện thường thấy của thoái hóa xương khớp
Triệu chứng của bệnh thoái hóa xương khớp khá đa dạng, và cũng có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác. Bạn cần lưu ý những biểu hiện sau:
Đau nhức:
Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của thoái hóa khớp. Những cơn đau âm ỉ, có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế tác động nhiều đến khớp.
Cơn đau sẽ xuất hiện khi: Vận động, thay đổi thời tiết. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh
Cứng khớp:
Đây là triệu chứng thoái hóa khớp đi kèm theo các cơn đau. Tình trạng cứng khớp xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh khi đó sẽ không thể cử động được các khớp bị đau, phải nghỉ ngơi khoảng 10 – 30 phút mới giảm dần. Cứng khớp sẽ càng tăng khi mức độ bệnh càng nặng
Có tiếng kêu lạo xạo khi cử động:
Khi bị thoái hóa khớp, phần sụn, đệm giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn giảm và có phản ứng viêm. Vì thế, khi người bệnh di chuyển, đầu xương sẽ ngày càng sát vào nhau, chạm với phần sụn bị bào mòn gây ra tiếng kêu lạo xạo.
Biểu hiện triệu chứng viêm khớp này sẽ nghe rõ khi vận động mạnh. Kèm theo là cơn đau nhức dữ dội.
Khó vận động các khớp:
Người bị thoái hóa khớp sẽ khó hoặc có thể không thực hiện được một số động tác như cúi sát đất, quay cổ…
Teo cơ, sưng tấy và biến dạng:
Các khớp bị sưng tấy, đau hoặc biến dạng, các cơ xung quanh bị yếu, mỏng dần và teo đi. Chẳng hạn như đầu gối bị lệch khỏi trục, ngón tay bị u cục gồ ghề, ngón chân cong vẹo…
Vị trí các khớp dễ bị thoái hóa
Vị trí các khớp dễ bị thoái hóa là các khớp có các cử động xoay chuyển nhiều: Thoái hóa khớp cổ, thoái hóa khớp cổ tay, khớp ngón tay, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân,…
Các giai đoạn của quá trình thoái hóa xương khớp
Bạn có thể quan sát hình ảnh dưới đây để thấy diễn biến của quá trình thoái hóa khớp:
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa xương khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi sự tái tạo và thoái hóa của sụn khớp bị mất cân bằng. Quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn khiến phần sụn, đệm giữa các khớp hao mòn, hai đầu xương sát lại gần, chạm vào nhau gây tổn thương, đau nhức.
Các nguyên nhân chính có thể gây thoái hóa xương khớp:
- Tuổi tác : Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
- Béo phì: Béo phì dễ dẫn đến thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.
- Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương do tai nạn hoặc hoạt động lao động quá sức.
- Dị tật bẩm sinh về khớp: Những người bị dị tật bẩm sinh về khớp thì dễ bị thoái hóa khớp và nghiêm trọng hơn.
- Di truyền: Gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì nguy cơ cũng sẽ cao hơn nhiều lần so với người khác.
Các cách điều trị thoái hóa xương khớp
Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, tùy vào mức độ bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
Đầu tiên, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tập luyện đúng phương pháp tránh cứng khớp và teo cơ, chế độ ăn đầy đủ chất, bổ sung canxi và khoáng chất.
Trong trường hợp người bệnh thừa cân – béo phì cần được tư vấn và điều trị giảm cân.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khớp gối không dùng thuốc như: châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ; Phẫu thuật/thay khớp gối.
Tuy nhiên, các phương pháp trên có những nhược điểm cần phải nói đến là không đi sâu và gốc bệnh, tỷ lệ rủi ro cao khi phẫu thuật là nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng
Hiện nay, với phương pháp Chiropractic khắc phục được hoàn toàn nhược điểm kể trên đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Xem thêm: Phương pháp điều trị không xâm lấn hoàn toàn mới
Phòng ngừa thoái hóa xương khớp
Thoái hóa khớp là một trong những quy luật của tự nhiên, bởi khi tuổi tác càng cao tỷ lệ canxi trong xương càng giảm, làm khớp trở nên yếu ớt dễ dẫn đến tổn thương. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách phòng ngừa sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa. Dưới đây là một số biện pháp:
- Có chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống khoa học, hợp lý, nhất là từ sau 40 tuổi.
- Tránh các tư thế không phù hợp hoặc động tác đột ngột, quá mạnh khi làm việc, sinh hoạt.
- Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì để giúp giảm áp lực lên các khớp xương.
- Đi khám bác sĩ ngay sau khi có các dấu hiệu bất thường về khớp, nhờ đó chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, tốt cho xương, sụn giúp cân bằng quá trình thoái hóa và tái tạo của sụn khớp, làm tăng độ dẻo dai, sức bền cho cơ xương khớp.
Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh thoái hóa xương khớp và cách điều trị hoặc bạn chưa biết cơ sở khám chữa bệnh tốt.
Nếu bạn còn có thắc mắc về cách chữa thoái hóa cột sống cũng như các phương pháp chữa trị không xâm lấn tại IREC Clinic. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ IREC Clinic:
Website https://irec.com.vn/
Gọi tới hotline 0914 838 232 – (024) 3689 5252 .
Hoặc đến thẳng phòng khám tại Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội