Thoái hóa khớp thái dương làm là một trong những dạng viêm khớp xương hàm phổ biến, có quan hệ chặt chẽ tại vùng đầu với hệ thần kinh trung ương, nên khi mắc thoái hóa khớp xương hàm, người bệnh dễ dàng cảm nhận thấy các biểu hiện như: Đau tai, đau răng, đau đầu, ù tai, chóng mặt và có vấn đề về thính giác.
Khớp xương hàm hay còn gọi là khớp thái dương hàm có vị trí quan trọng trong cấu trúc chung của gương mặt. Đây chính là khớp động duy nhất ở phần sọ mặt khớp. Bao gồm diện khớp của xương hàm dưới và diện khớp của xương thái dương. Cùng các thành phần khác như bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp, mô sau đĩa. Khớp thái dương hàm có chức năng vô cùng quan trọng giúp cho hàm đóng, mở để thực hiện các hoạt động như ăn, nói, nuốt.
Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp điều trị căn bệnh này. Irec Clinic mời bạn theo dõi bài viết dưới đây
Những triệu chứng gọi tên bệnh thoái hóa khớp xương hàm
Thoái hóa khớp xương hàm là một trong những căn bệnh có quá trình diễn biến âm thầm, người bệnh có thể dễ nhầm lẫn với những căn bệnh về răng – hàm – mặt có liên quan khác: sâu răng, nha chu, viêm nướu,… Những triệu chứng của thoái hóa khớp thái dương hàm có thể kể đến sau đây:
Những biểu hiện dễ nhận thấy nhất mà người bệnh cảm giác trong sinh hoạt hằng ngày: Đau răng, đau đầu, chóng mặt, nhức tai, đau 1 bên hoặc 2 bên hàm, đau và tăng nhãn áp.
Khi nhai và cắn thức ăn khó khăn và đau khiến người bệnh khó chịu.
Phát ra tiếng tại khớp xương hàm lục cục khi ngáp, mở hoặc ngậm miệng.
Cứng khớp, hàm kẹt hoặc giãn khớp khó đóng mở miệng đặc biệt là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
Khuôn mặt mất cân đối do sưng đau mặt bên khớp thái dương hàm bị tổn thương, có thể là bên trái hoặc bên phải, hoặc có trường hợp người bệnh bị sưng cả hai bên.
Nguyên nhân thoái hóa khớp xương hàm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp xương hàm, nữ giới thường có nguy cơ bị thoái hóa khớp xương hàm cao hơn nam giới.
Với đối tượng là người cao tuổi – sự lão hóa về tuổi tác là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến thoái hóa xương hàm : Các tế bào sụn xương hàm với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm. Các tế bào ở vùng khớp xương hàm dần bị tổn thương, hình thành các gai xương khớp khi vận động gây khó khăn cho người bệnh khi có các vận động tại vùng cơ miệng.
Bên cạnh đó, cần phải kể đến những yếu tố thứ phát tác động khác:
- Người bệnh bị chấn thương vùng mặt do tai nạn giao thông
- Há miệng to đột ngột tạo áp lực lớn bất ngờ tác động lên khớp cũng có nguy cơ viêm.
- Những bệnh lý làm tổn thương khớp đi kèm như: nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp dạng thấp.
- Răng mọc lệch, mọc chen chúc hoặc biến chứng khi nhổ răng số 7, 8 không đúng kỹ thuật khiến dĩa khớp thái dương bị trật.
- Sang chấn tâm lý: Những yếu tố gây áp lực tâm lý, stress, hoang mang, hốt hoảng cũng có thể khiến người bệnh bị thoái hóa khớp xương hàm.
Hậu quả khó lường của thoái hóa khớp xương hàm
Thoái hóa khớp xương hàm đầu tiên sẽ là căn bệnh cản trở sự tự nhiên trong quá trình sinh hoạt của bạn. Bởi đến 80% hoạt động trong cuộc sống bình thường của con người là nhu cầu giao tiếp. Bạn cần phải truyền đạt thông tin đến mọi người những thông điệp cần thiết. Và thực hiện các hoạt động duy trì sự sống cho cơ thể. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng khó lường như: giãn khớp, trật khớp, dính khớp, làm phá hủy đầu xương và xơ cứng khớp khiến cho bệnh nhân không thể há được miệng, thậm chí làm biến dạng cả khuôn mặt.
Chính vì vậy, IREC CLinic khuyên bạn khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường tại khu vực xương thái dương hàm thì cần tới ngay các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp nhất cho bạn
Các phòng chống thoái hóa khớp xương hàm
Để phòng chống cũng như làm chậm quá trình diễn biến của căn bệnh này, người bệnh trước hết cần lưu ý những điều dưới đây:
- Bạn cần phải có một chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học. Không ăn nhiều đồ chiên nhiều dầu, mỡ, thịt đỏ. Không sử dụng các loại đồ uống có cồn như là rượu bia và chất kích thích. Bởi những loại thực phẩm trên có chứa những chất làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp xương hàm của bạn. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai. Và không nên nhai lâu 1 bên hàm.
- Nên matxa tại khu vực xương hàm mỗi ngày từ 5 đến 10 phút.
- Tránh cử động hàm mạnh như ngáp dài, hét lớn, nhai kẹo cao su,… Không nên có những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến khớp hàm cắn chặt răng, cắn móng tay, chống cằm.
- Người bệnh cũng nên biết cách điều hòa tâm lý của mình. Khi cảm thấy căng thẳng thì cần có các phương án giải trí thích hợp.
Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến
Điều trị thoái hóa khớp gối phụ thuộc và nguyên nhân gây bệnh. Nhưng đều có mục tiêu chung. Đó chính là: giảm đau trong các đợt tiến triển. Phục hồi chức năng vận động của khớp. Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp. Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc. Lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Để giảm đau khớp và đau các cơ, bệnh nhân thường sẽ được chỉ định một số thuốc. Như: thuốc giảm đau Paracetamol, các thuốc NSAIDS như Meloxicam, Diclofenac, các thuốc kháng viêm corticoid, thuốc giãn cơ Eperisone,… Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp vật lý trị liệu. Như chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp cơ, chườm nóng để tăng hiệu quả điều trị
Điều trị thoái hóa khớp gối KHÔNG DÙNG THUỐC – BẠN ĐÃ THỬ CHƯA?
Sử dụng thuốc mỗi khi gặp phải các cơn đau nhức chỉ là giải pháp tạm thời. Thậm chí còn có thể kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng vì có thể gây chệch hướng điều trị. Giấu đi những tiềm ẩn bệnh tật bên trong, nhờn thuốc, gây hại gan, thận.
Để điều trị tận gốc rễ triệu chứng mà không tiêm hay dùng thuốc, Chiropractic hiện là phương pháp được cân nhắc trước các biện phái nội ngoại khoa truyền thống để điều trị thoái hóa xương khớp tại Mỹ và các nước phát triển khác. Kết hợp cùng Physio Therapy với hệ thống máy móc công nghệ hiện đại có khả năng giảm đau cường độ cao cả cấp và mãn tính, hỗ trợ phục hồi các mô tổn thương và chặn đứng quá trình thoái hóa tiếp tục diễn ra.
Nếu bạn còn có thắc mắc về cách chữa thoái hóa cột sống cũng như các phương pháp chữa trị không xâm lấn tại IREC Clinic. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ IREC Clinic:
Website https://irec.com.vn/
Gọi tới hotline 0914 838 232 – (024) 3689 5252 .
Hoặc đến thẳng phòng khám tại Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội