Có rất nhiều nhóm bệnh lý tại cột sống. Sự xuất hiện của các nhóm bệnh lý này do nhiều nguyên nhân. Mỗi bệnh xuất hiện ở vị trí khác nhau tại khu vực thần kinh cột sống. Hiểu rõ vấn đề này, hỗ trợ chúng ta có định hướng khám chữa phù hợp. Dưới đây là danh sách Tổng hợp các Bệnh thần kinh cột sống nổi bật nhất mà người bệnh cần lưu ý.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa đốt sống (chứng viêm xương khớp của cột sống) là một trong những bệnh lý cột sống phổ biến nhất hiện nay. Biểu hiện dễ nhận thấy là những cơn đau mỏi kéo dài tại vùng cổ gáy, lưng ngực hoặc thắt lưng.

Bản chất của căn bệnh này là những biến đổi hình thái đĩa đệm, thân đốt sống và các mỏm gai sau. Do lão hóa tự nhiên ở xương, dị tật, chấn thương. Hoặc những tác động tiêu cực xảy ra liên tục do hoạt động hàng ngày. Hoặc do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ. Khiến đốt sống bước vào giai đoạn thoái hóa sớm. Trong đó, cột sống cổ và cột sống thắt lưng là hai vị trí dễ xảy ra thoái hóa nhất.

Tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý: Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống

Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống là những tấm đệm nằm giữa các đốt sống. Bao gồm nhân nhầy nằm ở giữa và được bao bọc bởi vòng sơ bên ngoài. Có chức năng giảm áp lực lên cột sống khi chúng ta hoạt động.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Khi đĩa đệm bị tổn thương hoặc trở nên suy yếu, bao xơ bên ngoài có thể bị mòn, khô gãy, rách. Khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Gây chèn ép vào các rễ thần kinh qua các lỗ liên hợp trên đốt sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể. Được gọi là thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Vì đây là hai đoạn cột sống chịu nhiều trọng lượng và hoạt động nhiều nhất. Tùy vào vị trí thoát vị sẽ ảnh hưởng đến cơ xương, thần kinh liên quan

Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong quá mức sinh lý bình thường. Ở đoạn cổ, đoạn ngực hoặc thắt lưng. Với các biến dạng khác nhau như:

  • Khi đoạn cổ bị uốn cong quá mức, đầu sẽ ngả về trước, hai vai chùng xuống và giảm độ cong thắt lưng (tư thế vai so).
  • Nếu đoạn ngực bị uốn cong quá mức về phía sau, lưng tròn, vai thấp, đầu hơi ngả, bụng nhô về phía trước (gọi là tư thế gù).
  • Nếu đoạn thắt lưng bị uốn cong quá mức về phía trước, bụng xệ, phần trên của thân hơi ngả về phía sau (gọi là tư thế ưỡn).
  • Khi bị vẹo cột sống, nếu đỉnh đường cong hướng về bên phải thì cột sống có hình chữ C ngược. Nếu đỉnh đường cong hướng về bên trái thì cột sống có hình chữ C thuận.
  • Nếu cột sống có hai cung uốn cong đối xứng nhau thì nó sẽ có hình chữ S thuận hoặc chữ S ngược (còn gọi là vẹo cột sống bù trừ).

Cong vẹo cột sống thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm. Phát triển theo độ tuổi trưởng thành và biểu hiện rõ nhất ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều nhận thấy sự thay đổi trong tư thế của mình khi hội chứng cong vẹo cột sống hình thành

Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống

Đau mỏi cổ – vai – gáy

Đau mỏi cổ vai gáy được xác định là một dạng rối loạn thần kinh cơ. Thường gặp ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp trong xã hội. Tuy nhiên, một nghịch lý là: dù tình trạng này có thể xuất hiện lặp đi lặp lại nhưng lại rất dễ bỏ qua. Do người bệnh vốn lầm tưởng với những cơn đau mỏi thông thường. Vì thế, người bệnh thường không thấy được đầy đủ triệu chứng. Khiến bệnh lý tiếp tục phát triển thành mãn tính.

Cột sống cổ giúp nâng đỡ trọng lượng phần đầu và cho phép bạn đứng với sức cơ tối thiểu. Đồng thời phân phối cân bằng lực giữa phía trước và phía sau của từng đốt sống. Đây còn là nơi các xung thần kinh đi đến não bộ. Đi xuống mặt, tay và các phần còn lại của cơ thể.

Khi các triệu chứng đau vai cổ gáy, cứng cổ, đau nửa đầu… kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, bệnh nhân cần điều trị triệt để chứng đau mỏi vai cổ gáy. Để tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.

Đau mỏi cổ - vai - gáy
Đau mỏi cổ – vai – gáy

Đau đầu – Đau nửa đầu

Đau đầu là một chứng rối loạn thần kinh thường gặp, gây ảnh hưởng tới trên 90% dân số thế giới. Đau đầu mang lại cảm giác khó chịu, choáng váng. Người mắc phải do sự nhiễu loạn trong các cấu trúc nhạy cảm đau ở vùng đầu.

Bản thân bộ não không nhạy cảm với đau vì không có thụ thể cảm nhận. Các cơn đau mà chúng ta cảm thấy đến từ vùng có cấu trúc nhạy cảm chia làm 2 loại:

  • Mạch máu, màng não, dây thần kinh sọ não.
  • Màng ngoài hộp sọ, cơ, dây thần kinh, động/ tĩnh mạch, mắt/ tai/ xoang mũi
Đau đầu - Đau nửa đầu
Đau đầu – Đau nửa đầu

Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là Dây thần kinh hông to) là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể. Chạy dọc từ sau lưng dưới và đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt tới mặt sau của hai chân. Dây thần kinh tọa có chức năng chính chi phối hoạt động của hông và chi dưới. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển chức năng đi lại, chạy nhảy, cúi vặn của cơ thể.

Trên thực tế, đau thần kinh tọa không phải là một loại bệnh. Đó là thuật ngữ mô tả một tập hợp triệu chứng liên quan gây ra kích thích dây thần kinh hông. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc gặp ảnh hưởng bởi sự sai lệch trên đốt sống , đĩa đệm tương ứng sẽ gây ra các cơn đau dai dẳng. Cơn đau xuất hiện ngay cả khi ho, hắt hơi, và còn có thể gây ra biến chứng liệt chân vĩnh viễn.

Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa

Đau lưng

Có đến 80% số người trên thế giới thường xuyên gặp phải các cơn đau lưng cả cấp và mãn tính. Đây là một hội chứng phổ biến. Và cũng là nguyên nhân chính gây suy giảm chức năng hoạt động của cơ thể. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lao động cũng như sinh hoạt thường ngày.

Đau lưng là các cơn đau vật lý xuất phát từ phần phía sau của cơ thể. Biểu hiện đặc trưng có thể là đau âm ỉ ở một vùng nhất định. Đau nhức nhối lan ra các khu vực xung quanh hoặc đau thấu xương, nóng rát.

Đau lưng
Đau lưng

Có thể thấy rằng, những căn bệnh trên đều mang lại những cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng không có lợi cho người bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh thần kinh cột sống, bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ IREC Clinic trên website https://irec.com.vn/ hoặc gọi tới hotline 0914 838 232 – (024) 3689 5252 để được tư vấn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *