Đau xương khớp dai dẳng là tình trạng thường gặp của rất nhiều người hiện nay. Ngay cả với những người trẻ tuổi cũng không hiếm gặp phải trường hợp này. Đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng về xương khớp hay không? Điều trị như thế nào dứt điểm?

1. Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là cảm giác khó chịu phát sinh từ bất kì khớp xương nào trên cơ thể, nhất là những khớp xương chịu áp lực lớn như khớp vai, khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp háng… Nếu như “viêm khớp” gây đau kèm theo hiện tượng nóng, đỏ và sưng thì “đau khớp” có thể chỉ đau mà không sưng viêm hoặc có thể vừa đau vừa viêm – Các bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm này.

Đau nhức xương khớp – dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm - Bệnh viện đa khoa  Hà Nội

Trước đây, tình trạng này thường chỉ xảy ra với người trung niên (từ 40 tuổi trở lên), thế nhưng hiện nay có rất nhiều người trẻ gặp phải vấn đề này. Đau khớp được chia thành 2 loại cấp tính và mãn tính:

Đau nhức xương khớp cấp tính

Đau nhức xương khớp cấp tính là do các khớp xương bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Khi bị nhức khớp cấp tính sẽ kèm theo hiện tượng sưng đỏ ở ở các khớp, điển hình là khớp ngón tay, khớp gối, khớp khuỷu tay…

Đau nhức xương khớp mãn tính

Đau nhức xương khớp mãn tính xảy ra bởi sụn bị thoái hóa (sụn bị mòn mỏng và xù xì) khiến các đầu xương cọ sát vào nhau khi vận động gây ta cảm giác đau nhức. Khi bị đau nhức mãn tính, nếu không chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành viêm khớp, thoái hóa khớp… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2. Dấu hiệu nhận biết đau nhức xương khớp

Tuy dấu hiệu viêm khớp rất đa dạng nhưng nhìn chung những triệu chứng thường thấy là:

  • Cơn đau và cứng khớp xuất hiện đột ngột mà không có lý do rõ ràng
  • Có sốt đi kèm
  • Cơn đau bộc phát sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu không vận động
  • Sưng, đau ở khớp dữ dội kéo dài
  • Bị hạn chế chuyển động ở các khớp đau
  • Có âm thanh lạ trong khớp khi vận động

Tuy nhiên, mỗi một nguyên nhân gây đau nhức xương khớp lại có dấu hiệu riêng để nhận biết. Cụ thể như sau:

Bài thuốc trị đau nhức xương khớp nào hiệu quả và tốt nhất hiện nay?

Triệu chứng thoái hóa khớp sớm

Thoái hoá xương khớp thường ảnh hưởng đến các khớp lớn, chịu trọng lượng, như khớp gối.

Ban đầu, các khớp xương bị ảnh hưởng sẽ bị đau và cứng, đặc biệt là sau khi vận động. Ngoài ra, cơn đau nhức xương khớp thường bắt đầu vào buổi sáng khi thức dậy và sẽ giảm dần trong ngày. Cơn đau tăng lên khi vận động và sẽ giảm bớt khi nghỉ ngơi.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp sớm

Viêm khớp dạng thấp cũng gây đau và sưng ở khớp. Thông thường các khớp nhỏ của ngón tay và ngón chân sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Triệu chứng phổ biến nhất là cứng khớp buổi sáng, thường khởi phát trước tiên ở các khớp ngón tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.

Bệnh mang tính chất đối xứng, chẳng hạn như nếu ngón tay trỏ bên trái bị sưng và đau thì ngón trỏ phải thường cũng có các triệu chứng tương tự. Viêm khớp dạng thấp có thể phát triển đến mức ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, gây đau nhức xương khớp toàn thân.

Triệu chứng bệnh gút sớm

Gút gây đau nhức, đỏ và sưng rất dữ dội ở một khớp, thường thấy ở khớp bàn ngón chân cái hoặc mắt cá.

Bệnh xương khớp thường được xem như “bệnh người già”. Tuy nhiên, một cơn đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi cũng có thể cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe không nên chủ quan. Tốt nhất, hãy dành thời gian thăm khám để biết chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

3. Điều trị đau nhức xương khớp

Bệnh xương khớp có điều trị dứt điểm khỏi hẳn được hay không? Đây là điều mà bất cứ ai khi mắc bệnh về xương khớp đều lo lắng. Để điều trị bệnh đau nhức xương khớp, trước hết cần xác định nguyên nhân gây đau và tìm hướng điều trị phù hợp:

Cách xác định bệnh về xương khớp

Khi bị đau xương khớp dai dẳng không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế uy tín để tìm ra căn nguyên. Các bác sĩ có thể tư vấn bạn phải thực hiện những giải pháp như sau:

  • Chụp X-quang: Nhằm lấy rõ hình ảnh cấu trúc xương, các khớp, số lượng xương để phát hiện những bất thường bên trong.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: đây là phương pháp hiện đại nhất giúp bác sĩ thấy được xương, khớp, dây chằng và phần mềm quanh khớp,… Giúp chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm dịch khớp: nhằm phát hiện những bất thường của dịch khớp để xác định tình trạng bệnh.
  • Nội soi xương khớp: là sử dụng một chiếc camera nhỏ đưa vào phần khớp bị đau để thấy rõ hình ảnh tổn thương của khớp. 

Tùy theo tình trạng bệnh và vị trí đau mà người bệnh được bác sĩ chỉ định thực hiện một trong những giải pháp chẩn đoán như trên. Qua đó, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh tổn thương bên trong xương khớp, chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị hợp lý. 

Điều trị đau xương khớp dai dẳng

Có một số giải pháp điều trị đau xương khớp kéo dài, dai dẳng như sau:

  • Vật lý trị liệu: là phương pháp vận động bằng các bài tập chuyên khoa nhằm phục hồi chức năng xương khớp. Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì luyện tập và theo đuổi tới cùng. Đồng thời duy trì hàng ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Phẫu thuật: một số trường hợp bệnh lý phức tạp thì cần phải chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ phần sụn khớp hoặc xương bị bệnh. 
  • Sử dụng thuốc: đa số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp trên cơ thể để giảm đau và chống viêm nhiễm ở các phần xương khớp bên trong. 

Với những người trẻ, nếu bị đau xương khớp kéo dài do thói quen sinh hoạt không tốt và ít vận động thì việc điều trị càng đơn giản. Nếu viêm xương khớp đợt cấp tính thì có thể điều trị nội khoa cho dứt điểm. Sao đó thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống đủ chất là có thể tái tạo sụn khớp, ngăn chặn việc đau nhức xương khớp trở lại. 

4. Phòng ngừa đau nhức xương khớp

Càng những người trẻ tuổi càng cần phải lưu ý thói quen hàng ngày để thay đổi cho khoa học, hợp lý, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên duy trì thói quen làm việc khoa học, ngồi thẳng lưng. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống điều độ, duy trì cân nặng hợp lý,… Đó là cách tốt nhất để phòng bệnh xương khớp và các bệnh khác. 

7 cách cải thiện bệnh xương khớp tự nhiên không dùng thuốc | ACC

Với những người lớn tuổi, đã và đang bị đau xương khớp lâu không khỏi thì việc duy trì các bài tập vật lý trị liệu mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết. Đồng thời nên bổ sung thêm canxi, các thực phẩm giàu vitamin D và khoáng chất tốt cho sức khỏe. 

Có thể nói, để phòng tránh đau xương khớp dai dẳng là điều không khó nhưng không dễ thực hiện. Bởi việc duy trì một lối sống lành mạnh cần ở mỗi người sự kiên trì và nhẫn nại. Nhưng để tránh các bệnh xương khớp khi về già, ai cũng cần phải thay đổi lối sống ngay từ bây giờ, trước khi quá muộn.

Để được tư vấn với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tại VN và Mỹ, vui lòng liên hệ hotline 0961.633.310.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *