Đau thần kinh toạ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đau thần kinh toạ có thể điều trị được không? Hãy cùng theo dõi ở bài viết dưới đây.

1. Đau thần kinh toạ là gì?

Dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động và cảm giác chi dưới.

Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.

Đau thần kinh tọa - FAMILY HOSPITAL

Các dấu hiệu của đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
  • Ngoài triệu chứng đau thần kinh tọa, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

2. Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ

Có nhiều tác nhân gây nên tình trạng đau thần kinh tọa. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra sẽ giúp các bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đau thần kinh tọa gây ra các nguyên nhân như: 

  • Thoát vị đĩa đệm: nếu người bệnh đang bị thoát bị đĩa đệm thù rất dễ mắc phải đau dây thần kinh tọa. Đặc biệt, nếu bị tình trạng này tại vị trí L4L5 hoặc L5S1 thì khả năng mắc sẽ cao hơn. 
  • Gặp chấn thương: người bệnh gặp các chấn thương mạnh tại vùng từ thắt lưng đến bàn chân có thể bị đau thần kinh tọa nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Nếu chấn thương ở vị trí khác, bạn vẫn có thể bị đau thần kinh tọa như khả năng thấp hơn.
  • Tuổi tác: tuổi tác cũng là yếu tố dẫn đến đau thần kinh tọa. Tuổi tác càng cao, các cơ và xương khớp dần bị lão hoá, dễ mắc các thương tổn, dễ dàng mắc các vấn đề về xương khớp, trong đó phải kể đến đau dây thần kinh tọa.
  • Thói quen sinh hoạt không đúng cách: và đặc thù công việc phải đứng, ngồi trong thời gian dài hoặc nhiều chị em phụ nữ có thói quen đi giày cao gót làm gia tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa.
  •  Làm công việc nặng nhọc: các công việc nặng nhọc, chẳng hạn như khuân vác sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép, trong đó có dây thần kinh tọa. Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn tới đau thần kinh tọa. 
Đề phòng và điều trị đau thần kinh tọa sau độ tuổi 30 | Medlatec

3. Đau thần kinh toạ có nguy hiểm không?

Đau thần kinh toạ mang lại nhiều đau đớn và khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như:

  • Teo cơ: lúc mới mắc phải, tình trạng này chỉ khiến người bệnh khó khăn hơn trong việc đi lại, vận động. Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng bệnh càng nặng, các cơ cũng dần bị teo tóp lại và hoạt động chức năng bị suy giảm rõ rệt.
  • Đau cứng cột sống: đau thần kinh toạ có thể dẫn đến cứng cột sống, kèm theo đó là chứng co thắt cơ và các chi dưới không còn khả năng hoạt động.
  • Bạt liệt: tình trạng này khá nguy hiểm và khó điều trị. Nhẹ thì người bệnh chỉ bị liệt một phần, nặng thì liệt toàn thân.
  • Chức năng bàng quang suy giảm: biến chứng khiến người bệnh đi đại, tiểu tiện không tự chủ. Điều này khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, lâu dần có thể hình thành các bệnh lý về tâm lý.

4. Đau thần kinh toạ có điều trị được khỏi không?

Đau thần kinh tọa có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng nguyên nhân và đúng phương pháp. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên đến bác sĩ để kiểm tra và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Khi điều trị đau thần kinh tọa, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Điều trị dựa theo nguyên nhân.
  • Điều trị nội khoa với trường hợp bệnh nhẹ và vừa.
  • Khi bệnh có biến chứng cần điều trị bằng ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Người bệnh cần áp dụng chế độ nghỉ ngơi phù hợp: nên nằm giường cứng, tránh mang vác nặng, lao động quá sức, không ngồi hoặc đứng quá lâu.

Điều trị bằng thuốc

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân gồm những loại thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc vitamin nhóm B, thuốc giảm đau thần kinh, tiên corticosteroid ngoài màng cứng trong trường hợp đau do rễ thần kinh tọa…

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng thần kinh tọa, giảm đau, cải thiện tính linh hoạt của cơ. Chúng gồm:

  • Massage liệu pháp.
  • Thể dục trị liệu với các bài tập kéo giãn cột sống, bơi, xà đơn treo nhẹ người…
  • Đeo đai lưng hỗ trợ.

Điều trị ngoại khoa

Thường được áp dụng trong các trường hợp nặng hoặc những trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không đem lại hiệu quả. Lúc này, người bệnh sẽ được điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật. Có hai phương pháp chính là:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: Bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần địa đệm bị thoát vị với những trường hợp có biến chứng hạn chế vận động, điều trị giảm đau 3 tháng nhưng không hiệu quả hoặc bị rối loạn cảm giác nặng.
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp đau thần kinh tọa do hẹp ống sống.

Điều trị hỗ trợ

Người bệnh có thể tự điều trị hỗ trợ tại nhà bằng cách chườm lạnh hay chườm nóng tại khu vực tổn thương sẽ giúp giảm bớt cơn đau.

Điều trị khác

Một vài phương pháp khác được áp dụng trong điều trị đau thần kinh tọa là: Châm cứu, nắn khớp xương… Cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện những phương pháp này.

5. Cách phòng ngừa đau thần kinh toạ

Việc thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh bệnh thần kinh tọa không thể giúp loại trừ 100% khả năng mắc bệnh, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên áp dụng các biện pháp sau sẽ giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp: lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế chắc chắn, xoay được.
  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *