Mặc dù vật lý trị liệu không phải là phương pháp điều trị cho tình trạng viêm khớp hay đau khớp mãn tính. Nhưng nó có thể giúp giảm đau, tăng phạm vi chuyển động của khớp bị ảnh hưởng và giúp người bệnh kiểm soát cơn đau để nó không trở nên trầm trọng hơn.
1. Vật lý trị liệu và đau khớp
Trong buổi thăm khám đầu tiên với bác sĩ-chuyên gia vật lý trị liệu, hãy chia sẻ kĩ càng các triệu chứng của bạn. Bác sĩ cần biết cơn đau xuất hiện ở đâu, khi nào cơn đau tồi tệ nhất và những hoạt động thể chất mà bạn tham gia thường xuyên. Ví dụ, bạn có công việc đòi hỏi hoạt động thường xuyên hoặc ngồi cả ngày, hay bạn đã về hưu và ít hoạt động hơn.
Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một loạt các bài kiểm tra đơn giản để đánh giá phạm vi chuyển động, thăng bằng và tư thế. Thông tin này sẽ được sử dụng để giúp tạo ra một phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng. Giúp bạn giảm đau đòng thời tăng cường hệ cơ giúp hỗ trợ các khớp.
Phác đồ điều trị vật lý trị liệu sẽ bao gồm sự kết hợp của hệ thống máy móc trị liệu như điện xung, laser, shockwave và các bài tập vận động. Liệu pháp điều trị cơ cũng sẽ được sử dụng nhằm thả lỏng hệ cơ, giảm đau nhức tại chỗ.
2. Các triệu chứng mà người bệnh cần lưu ý
Với hầu hết bệnh nhân bị đau khớp, cảm giác khó chịu là triệu chứng phổ biến nhất. Nhưng tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây đau khớp mà bạn có thể gặp các dấu hiệu khác nhau như:
- Đau mãn tính
- Suy giảm phạm vi chuyển động
- Cứng khớp
- Sưng tấy ở khớp
- Đỏ nóng ở khớp
3. Liệu đây có phải là dấu hiệu của viêm khớp?
Mặc dù bệnh viêm khớp có thể hình thành ở bất kỳ khớp nào, nhưng bệnh thường ảnh hưởng nhiều nhất ở cổ, lưng, tay, hông và đầu gối.
Có hai loại viêm khớp: đó là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Viêm xương khớp, là bệnh lý viêm khớp phổ biến nhất. Thường xuất hiện khi người bệnh ở tuổi trung niên, và có thể do cơ thể hoạt động kém, chấn thương hoặc sử dụng khớp quá mức. Sụn trong khớp đóng vai trò như một hàng rào tự nhiên giúp bôi trơn và phân bổ lực trong quá trình hoạt động. Khi lớp sụn bị phá vỡ và không còn mang đến lớp đệm giữa các xương liền kề, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng thoái hoá khớp. Bàn tay, hông, đầu gối và cột sống là những bộ phận thường bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp.
Viêm khớp dạng thấp, là bệnh lý tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện các thành phần của khớp như một tác nhân có hại và tấn công chúng. Điều này gây ra tình trạng viêm ở các khớp. Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu ở bàn tay, cổ tay hoặc bàn chân. Nhưng nó có thể lan đến hông, đầu gối hoặc vai – và sẽ ngày càng nặng hơn nếu người bệnh không chủ động phòng ngừa hay điều trị. Nếu bạn được chẩn đoán với tình trạng viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc để ngăn chặn các triệu chứng. Tuy nhiên, vật lý trị liệu cũng là giải pháp hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh lý này.
4. Tìm đến giải pháp ngay hôm nay
Mục tiêu của vật lý trị liệu chính là giúp bạn lấy lại cuộc sống của mình bằng cách giảm thiểu cơn đau. Liên hệ ngay với phòng khám IREC để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.
- Đội ngũ bác sĩ xương khớp đầu ngành tại Việt Nam
- Liệu trình điều trị bảo tồn, không tiêm, không dùng thuốc
- Không để lại biến chứng, không tác dụng phụ
Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0961.633.310 để được phòng khám tư vấn cụ thể.