Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi 30-50, gây ra những cơn đau buốt hay âm ỉ ở lưng, đặc biệt đau càng tệ hơn khi đi lại, ngồi lâu hoặc hắt hơi, ho… Thoát vị đĩa đệm L5 S1 để lâu sẽ gây ra những biến chứng như đau rễ thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động…
1. Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?
Đĩa đệm L5-S1 nằm ở phần cuối thắt lưng, là khớp liên đốt sống, nối giữa đốt sống lưng thứ 5 (L5) và đốt xương cùng thứ nhất (S1). Đây là vị trí phải chịu nhiều sức ép từ tải trọng từ cột sống và có cấu trúc giải phẫu đặc biệt, có thể nhận mức độ căng thẳng cơ học và tải trọng cao hơn các đốt sống ở phía trên.
Vì vậy, đốt sống hay đĩa đệm L5-S1 dễ bị chấn thương, thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh hơn.
Thoát vị đĩa đệm L5-S1 là tình trạng nhân nhầy đốt sống L5-S1 cũng như L4-L5 phải chịu nhiều tác động từ các hoạt động như cúi, nghiêng người, khom người, vặn mình, ngồi xuống bị chệch ra khỏi vị trí vốn có.
Đây là nơi rất dễ bị tổn thương, bao gồm những cơn đau bắt nguồn từ chính đĩa đệm và/hoặc đau liên quan đến đĩa đệm đè lên dây thần kinh gần đó.
2. Nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm L5 S1
Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xảy ra đột ngột, nhưng thông thường là kết quả của một quá trình, diễn ra trong nhiều tháng, nhiều năm sinh sống, học tập, làm việc.
Ban đầu, đĩa đệm cột sống của mỗi người có hàm lượng nước cao nên rất dẻo dai. Theo thời gian, như một phần của quá trình lão hóa bình thường, các đĩa đệm bắt đầu khô đi. Điều này làm cho vòng ngoài cứng chắc của đĩa trở nên giòn hơn, dễ bị nứt và rách do các chuyển động tương đối nhẹ, chẳng hạn như khi bạn cúi nhặt một túi hàng, vặn lưng dưới khi vung gậy đánh gôn hoặc đơn giản là xoay người để lên xe…
Một nguyên nhân ít phổ biến hơn của đĩa đệm thoát vị thắt lưng là do chấn thương, chẳng hạn như ngã hoặc tai nạn xe hơi. Chấn thương có thể gây áp lực lên đĩa đệm ở lưng dưới khiến nó bị thoát vị.
Ngoài nguyên nhân thường gặp là thoái hóa và chấn thương, thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng còn bao gồm các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:
- Tuổi tác: Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất là tuổi tác. Người thuộc độ tuổi lao động từ 35 – 50 rất dễ mắc bệnh. Tình trạng này hiếm khi gây ra các triệu chứng cho người sau 80 tuổi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao gấp đôi so với nữ giới.
- Công việc nặng nhọc: Các công việc đòi hỏi phải nâng nặng và lao động thể chất cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển thoát vị đĩa đệm lưng. Các hành động kéo, đẩy và vặn có thể thêm rủi ro nếu chúng được thực hiện nhiều lần.
- Béo phì: Cân nặng vượt chuẩn là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề ở đĩa đệm lưng. Đồng thời, tình trạng này cũng làm tăng gấp 12 lần khả năng bị tái phát, sau một cuộc phẫu thuật cắt bỏ vi mô. Bởi lẽ, các chuyên gia cho rằng việc gánh thêm một khối lượng đáng kể sẽ gây áp lực lên cột sống thắt lưng và đây là nguyên nhân người béo phì dễ bị thoát vị.
- Thuốc lá: Nicotine có trong thuốc lá làm hạn chế lưu lượng máu đến đĩa đệm cột sống, khiến cho tốc độ thoái hóa đĩa đệm tăng lên và đồng thời cản trở quá trình chữa lành tổn thương. Đây là nguyên nhân khiến đĩa đệm dễ bị thoái hóa, các bao cơ dễ bị rách hoặc nứt dẫn đến thoát vị.
- Yếu tố gia đình: Một số tài liệu y khoa đã chứng minh rằng, yếu tố di truyền có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị thoát vị. Vì thế, người có người thân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chính là yếu tố dự báo về tình trạng thoát vị của bản thân trong tương lai.
3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1
Trong phần lớn các trường hợp, thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường xảy ra trong một thời gian ngắn nếu được điều trị đúng hướng. Tuy nhiên, trong thời gian đó, thoát vị đĩa đệm có thể gây nên các triệu chứng trên cơ thể người bệnh và làm chọ họ gặp phải những trở ngại không nhỏ khi tham gia vào các hoạt động hằng ngày. Đối với một số người, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể trở nên mãn tính và gây suy nhược.
Hiện tượng thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên dây thần kinh ở gần đó, cụ thể là dây thần kinh tọa gây đau đớn lan tỏa dọc theo chiều dài của dây thần kinh.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1 phổ biến bao gồm:
- Đau chân: Đau chân thường là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm L5 S1. Nếu cơn đau phát ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa ở mặt sau chân, nó được gọi là đau thần kinh tọa, thường là chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
- Đau lưng dưới: Đau lưng dưới có thể dược hiện diện. Người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ có cảm giác đau nhói và kèm theo cứng khớp ở phần lưng dưới, đặc biệt là khu vực đốt sống L4, L5, S1.
- Tê hoặc ngứa ran: Người bệnh có thể bị tê ở chân hoặc ngứa ran ở chân và ngón chân. Điều này xảy ra do thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây đè nén dây thần kinh chi phối các cơ quan.
- Đau trầm trọng hơn với cử động: Đau có thể kéo dài khi người bệnh đi bộ một quãng ngắn hoặc đứng lâu. Một tiếng cười, hắt hơi hoặc hành động bất ngờ khác cũng có thể làm gia tăng cơn đau.
- Yếu cơ bắp: Cơ bắp phục vụ bởi các dây thần kinh bị ảnh hướng do thoát vị đĩa đệm L5 S1 có xu hướng suy yếu đi. Điều này có thể làm cho bạn gặp khó khăn khi nâng chân trong đi bộ hoặc thậm chí là thường xuyên bị vấp ngã.
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể nhẹ hơn và hạn chế ở mức thấp nếu thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến thần kinh của bạn.
Tuy nhiên, mức độ đau có thể nặng nề và nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, chẩn đoán sớm và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là rất cần thiết và quan trọng khi phát hiện bản thân gặp phải căn bệnh này.
4. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1
4.1 Sử dụng các loại thuốc tây
Thuốc điều trị thoát vi đĩa đệm là phương pháp phổ biến được các bác sĩ chỉ định đầu tiên khi phát hiện bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng như:
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
- Thuốc giảm đau: Giảm đau là thuốc đầu tay được ứng dụng rộng rãi để kiểm soát các cơn đau xảy ra do bệnh tật. Và với bệnh thoát vị đĩa đệm cũng không ngoại lệ, các thuốc giảm đau thường được sử dụng cho thoát vị đĩa đệm L5 S1 là Acetaminophen (Tylenol) và trong trường hợp đau nặng có thể cần đến các thuốc giảm đau gây nghiện.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID hoạt động bằng cách cản trở các chất trong cơ thể được gọi là prostalandin kích thích cảm giác đau đớn, từ đó giúp giảm đau và chống viêm. Có nhiều loại thuốc NSAID không kê toa và kê toa tùy theo mức độ đau của bệnh. Một số thuốc thường dùng thuộc nhóm này là: Aspirin (Bufferin, Bayer, Ecotrin), Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve, Naprosyn), Celecoxib (Celebrex).
- Thuốc giãn cơ: Có thắt cơ có thể xảy ra do thoát vị đĩa đệm L5 S1, do vậy bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giãn cơ trơn như Baclofen, Carisoprodol, Therabenzaprine, Dantrolene, Diazepam, Metaxalone… các loại thuốc này hoạt động như các chất ức chế hệ thống thần kinh trung ương và có đặc tính làm giãn cơ.
- Thuốc streroid: Tiêm tĩnh mạch với các thuốc steroid thường dược sử dụng trong một số trường hợp. Ngoài ra, tiêm steroid ngoài màng cứng cũng có thể được chỉ định để giảm đau cho bệnh nhân và phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, các thuốc này thường có tác dụng tạm thời và gây ra các tác dụng phụ nếu dùng kéo dài.
Việc sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 là phổ biến, nhưng bên cạnh những sự tác động nhanh chóng, giảm đau ngay lập tức là sự tiềm ẩn của nhiều các tác dụng phụ gây ảnh hưởng lên các cơ quan trong cơ thể và sức khỏe chung cho người.
Do vậy, điều quan trọng khi áp dụng phương pháp này là cần nên xem xét kỹ và chỉ dùng thuốc sau khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh những trường hợp lợi bất cập hại.
4.2 Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể được khuyến cáo nếu:
- Cơn đau là dữ dội và các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm L5 S1 khiến người bệnh không thể chịu đựng, mọi hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn.
- Người bệnh trải qua các triệu chứng thần kinh tiến triển như yếu chân hoặc tê đi, kèm theo mất chức năng ruột, bàng quang.
- Thuốc và các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác không làm giảm đáng kể tình trạng bệnh.
Phương pháp phẫu thuật chính cho đĩa đệm L5 S1 bị thoát vị là cắt vi mô và cắt vi mô nội soi. Các phương pháp này được thực hiện nhằm làm giảm áp lực ra khỏi rễ thần kinh và cung cấp một môi trường tốt hơn cho đĩa đệm. Thông thường, chỉ một phần nhỏ của đĩa đệm và gốc thần kinh được loại bỏ vì phần lớn đĩa đệm vẫn còn nguyên vẹn.
Các vết rạch nhỏ được sử dụng trong phẫu thuật cắt bỏ vi mô. Đối với phẫu thuật vi mô nội soi, dụng cụ được đưa qua một ống mỏng, mềm để giảm thiểu sự gián đoạn cho các mô xung quanh. Một máy ảnh nhỏ có thể được đưa vào một ông để cung cấp trực quan cho bác sĩ phẫu thuật.
Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường có tỷ lệ thành công cao, giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
4.3 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể được khuyến nghị trong kế hoạch điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1. Mục tiêu của vật lý trị liệu là giảm đau, tăng chức năng và cung cấp một chương trình duy trì để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đến với phòng khám IREC, người bệnh được thăm khám và lên phác đồ bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tại Việt Nam và Mỹ. Liệu trình điều trị tiên tiến nhất 2022 với mục tiêu không tiêm – không dùng thuốc – không phẫu thuật – không để lại biến chứng.
- Nắn chỉnh chiropractic
Dựa trên những chẩn đoán chính xác các điểm “trật khớp”, bác sĩ Chiropractic sẽ tiến hành nắn chỉnh những sai lệch nhằm giải phóng sự chèn ép, kích thích cơ chế tự chữa lành.
- Hệ thống giảm áp Decompression thế hệ mới
Được lập trình sẵn 12 chương trình điều trị thoát vị đĩa đệm cùng khả năng cảm biến chính xác từng điểm sai lệch trên cột sống. Giúp mở rộng không gian giữa các khớp xương.
- Vật lý trị liệu chuyên sâu
Laser cường độ cao lên đến 12W và công suất tối đa cao hơn 50 lần so với Laser lạnh, cho phép xuyên sâu vào các gân, cơ, dây chằng; kích thích tăng giảm viêm, giảm đau, tăng khả năng hồi phục.
Sóng xung kích (shockwave) giúp phá tan những điểm co xoắn cơ, điểm đau, giảm căng cơ, ức chế sự co thắt cơ, thúc đẩy phục hồi vết thương, cải thiện chuyển hóa và vi tuần hoàn.
- Vận động trị liệu
Dựa trên thể chất và giai đoạn điều trị của người bệnh, các Bác sĩ tại Phòng khám IREC sẽ thiết kế phác đồ vận động trị liệu khoa học riêng nhằm cải thiện chức năng vận động.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 không nguy hiểm nếu biết cách chữa trị kịp thời. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra thăm khám. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0961.633.310 để được tư vấn giải đáp.