Thông thường, các phương pháp điều trị cho tình trạng cong vẹo cột sống được chia làm ba loại: phẫu thuật, đai và vật lý trị liệu. Kế hoạch điều trị mà bác sĩ đưa ra sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, bác sĩ sẽ luôn ưu tiên đến nhu cầu cụ thể của bệnh nhân.
Điểm đặc biệt của vật lý trị liệu chính là nó là phương pháp được kết hợp xuyên suốt trong giai đoạn bệnh. Bất kể bệnh nhân đang đeo đai hay vừa mới phẫu thuật.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ bị vẹo cột sống
Vẹo cột sống là một hình thức biến dạng cột sống mà ở đó cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc trái. Khi bị vẹo cột sống nếu đỉnh cột sống hướng về bên phải thì sẽ tạo thành hình chữ C ngược. Và nếu đỉnh cột sống hướng về bên trái sẽ tạo thành chữ C thuận. Nếu có 2 đoạn uốn cong đối xứng nhau thì sẽ tạo ra hình chữ S thuận hoặc ngược.
Hiện nay theo các số liệu thống kê ở nước ta bệnh cong vẹo cột sống đang có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng chủ yếu là lứa tuổi học sinh. Bởi ở lứa tuổi này cột sống của các em còn rất non yếu lại cộng thêm tư thế học tập, sinh hoạt sai cách lại càng làm cho bệnh có điều kiện để phát triển. Để đảm bảo cho cột sống khỏe mạnh, hạn chế tình trạng cong vẹo cột sống thì chúng ta cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh. Từ đó để kịp thời chữa trị và điều chỉnh lại thói quen xấu gây ảnh hưởng lên cột sống hàng ngày.
Biến chứng của cong vẹo cột sống
Có thể nói rằng cong vẹo cột sống là một tình trạng bệnh sẽ tiến triển xấu theo thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không được điều trị, bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Khi lớn lên, hệ quả để lâu không chữa trị chính là những cơn đau.
Mặc dù dấu hiệu này ít xuất hiện ở tuổi dậy thì hay vị thành niên, nhưng ở người lớn lại khác. Khi sự phát triển không còn là yếu tố tác động, cột sống sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi áp lực của độ cong và ảnh hưởng tới các dây thần kinh cùng cơ xung quanh.
Sự chèn ép này sẽ gây ra những cơn đau lan tỏa ở lưng, cổ, cánh tay, chân và bàn chân. Người trưởng thành cũng phải đối mặt với các tác động thoái hóa tự nhiên của cột sống, cùng với chứng cong vẹo, họ dễ bị tổn thương cột sống, thoái hóa đĩa đệm.
Hơn cả là các biến chứng tiềm ẩn của các cơ quan bị tổn thương do cong vẹo cột sống gây nên như suy phổi và các vấn đề tiêu hóa.
Nói cách khác, đường cong càng lớn thì khả năng xảy ra các biến chứng càng lớn, vì vậy hãy điều trị cong vẹo cột sống CÀNG SỚM CÀNG TỐT.
Mục đích của việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu trong vẹo cột sống
Hiện nay các phương pháp vật lí trị liệu cho thấy hiệu quả rất tốt trên những người gặp vấn đề về vẹo cột sống ở thể nhẹ và trung bình. Còn đối với trường hợp bị vẹo nghiêm trọng thì quá trình điều trị cần mất thời gian dài và khó đảm bảo trở lại đường cong sinh lý cột sống như ban đầu. Vì vậy chúng ta phải phát hiện sớm hiện tượng này từ đó thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường luyện tập. Vật lý trị liệu sẽ giúp cho bạn duy trì được tư thế tốt và hạn chế tối đa hình thức phẫu thuật. Khi áp dụng các phương pháp này chúng ta cần nắn chỉnh, tập luyện để chỉnh sửa cả ba mặt phẳng là đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang.
Bác sĩ, người có chuyên môn cần giúp người bệnh hiểu rõ về các thông tin, tư vấn và hướng dẫn họ nhận biết về tình trạng của bản thân. Mục đích của vật lý trị liệu vẹo cột sống là:
- Điều chỉnh sự biến dạng của cột sống ở cả ba mặt phẳng.
- Hỗ trợ tốt các tư thế để đưa cột sống về đúng với đường cong thường.
- Gia tăng sức mạnh và sự dẻo dai của các cơ cạnh sống.
- Kiểm soát hoạt động đúng giới hạn của cột sống.
- Gia tăng dung tích phổi.
- Tăng sự ổn định chịu lực của cột sống.
Phòng khám IREC tự hào với đội ngũ bác sĩ – giáo sư chuyên khoa đầu ngành tại VN và Mỹ. Bác sĩ của chúng tôi sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất, được cá nhân hoá theo nhu cầu của người bệnh để họ có thể yên tâm rằng, họ đang nhận được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt nhất!
Liên hệ ngay hotline 0961.633.310 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám!