Có rất nhiều các phương pháp điều trị thoát vị cột sống hiện nay. Trong đó phương pháp điều trị ngoại khoa – Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng mang lại nhiều rủi ro mà người bệnh cũng như các y bác sĩ cần cân nhắc thật kỹ khi chỉ định sử dụng biện pháp này. Vậy cụ thể thời điểm mổ thoát vị đĩa đệm nên tiến hành khi nào? Có những nhược điểm nào khi mổ thoát vị đĩa đệm. Hãy cùng IREC Clinic tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mổ thoát vị đĩa đệm mang lại nhiều nguy cơ rủi ro và tái phát sau mổ cao
Mổ thoát vị đĩa đệm mang lại nhiều nguy cơ rủi ro và tái phát sau mổ cao

Thời điểm nào dành cho mổ thoát vị đĩa đệm?

Thực tế cho thấy, rất hiếm các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đạt thành công 100%. Người bệnh chỉ nên cân nhắc thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trong một số trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân đã áp dụng những phương pháp điều trị khác nhưng vẫn không khỏi.
  • Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kèm theo các biến chứng khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bệnh nhân bị hạn chế vận động, không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau đớn quá mức
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây bại liệt hoặc hội chứng đuôi ngựa.

Những nhược điểm khi phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

Những hạn chế khi mổ thoát vị đĩa đệm nổi bật. Đầu tiên phải kể đến chi phí cao phụ thuộc tùy vào phương pháp mổ bạn lựa chọn. Nhưng đi kèm với đó có rất nhiều những biến chứng có thể kể đến như sau:

  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật: Vết mổ hở hoặc các vật dụng phẫu thuật không được sát trùng sẽ khiến cho người bệnh đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Nếu tình trạng nhiễm trùng có liên quan đến ống sống hoặc đĩa đệm sẽ rất nguy hiểm. Ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
  • Tổn thương thần kinh: Trong quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, một số dây thần kinh có thể sẽ nhanh chóng bị tổn thương nặng và gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát: Sau khi phẫu thuật khoảng 6 tháng, người bệnh chỉ giảm được tình trạng đau nhức chứ không thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Nguy cơ tái phát bệnh có thể là 5 – 15%.
  • Thoát vị đĩa đệm đi kèm thoái hóa cột sống: Khả năng linh hoạt của cột sống sẽ không còn như lúc ban đầu.
  • Các biến chứng khác: Người bệnh thường xuyên bị tê, xơ hóa vùng cột sống thắt lưng. Đồng thời có hiện tượng xuất huyết ở mô, gây bại liệt, thậm chí là t.ử v.o.n.g.
Lời kết

Với những bệnh nhân có những bệnh lý nền phức tạp. Tốt nhất, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám để bác sĩ đưa ra phương pháp chữa trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, IREC Clinic khuyên các bạn nên lựa chọn địa chỉ chữa bệnh uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Không phải cứ “thoát” là mổ bởi những biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khó có thể can thiệp được. Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị tận gốc căn bệnh này mà không cần đến sự trợ giúp của phẫu thuật.

Nếu bạn còn có thắc mắc về cách chữa thoái hóa cột sống cũng như các phương pháp chữa trị không xâm lấn tại IREC Clinic. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ IREC Clinic:

Website https://irec.com.vn/

Gọi tới hotline 0914 838 232 – (024) 3689 5252 .

Hoặc đến thẳng phòng khám tại Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *