Thoát vị đĩa đệm thường xuyên xảy ra tại khu vực: đốt sống cổ, phần đốt sống lưng và thắt lưng. Trong đó vùng thắt lưng có tỷ lệ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất do chịu nhiều tác động trong sinh hoạt. Dưới đây là các Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm mà người bệnh hay gặp phải.
Nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm:
Do lao động nặng:
Lao động nặng, mang vác nặng và cố sức trong công việc khiến cột sống chịu áp lực quá tải. Điều này là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, lao động nặng hầu hết là nam giới do đó tỷ lệ giới tính nam thường bị nhiều hơn nữ chiếm tỷ lệ tới tới 82%.
Tuổi tác
Là một trong những Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm: thường xảy ra ở lứa tuổi lao động từ 20-49 chiếm tới trên 90% đặc biệt là giữa 35 và 45 do lão hóa liên quan đến sự thoái hóa đĩa đệm.
Vị trí hay gặp
Thường xảy ra ở đĩa đệm L4-L5 và L5-S1, do hai đĩa đệm này là bản lề vận động chủ yếu của cột sống.
Nghề nghiệp
Những người có công việc đòi hỏi thể chất, lặp đi lặp lại nâng, kéo, đẩy, uốn xoắn ngang cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Công việc đòi hỏi thời gian dài ngồi hoặc đứng trong một vị trí cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Yếu tố chấn thương
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này. Trong đó chấn thương cấp tính, mãn tính và vi chấn thương đều là những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên chấn thương gây ra thoát vị đĩa đệm chỉ phát sinh khi bệnh nhân bị bệnh lý hư xương sụn cột sống thắt lưng hoặc thoái hóa đĩa đệm.
Thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm có thể bị thoái hóa sinh lý (lão hóa) hay thứ phát đến một mức độ nào đó. Đĩa đệm sẽ không chịu đựng được chấn thương nhẹ hay tác động của tải trọng nhẹ cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh tự phát sinh ra mà chịu nhiều nguyên nhân khác nhauTóm lại, thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh tự phát sinh ra mà chịu nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân cơ bản, tác động cơ học là nguyên nhân khởi phát và sự phối hợp của hai yếu tố đó là nguồn phát sinh thoát vị đĩa đệm
Hướng dẫn phòng ngừa đau lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Sau khi nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần điều chỉnh lại sinh hoạt của mình để tránh các tác động xấu từ nguyên nhân trên mà mình đã gặp phải. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân cần phải biết cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm trong đó điều chỉnh các tư thế vận động đúng cũng là chìa khóa vàng trong việc phòng tránh căn bệnh này.
Đứng
Tư thế đứng chuẩn bạn khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình dài ra đặc biệt là dùng giày hoặc guốc cao gót.
Ngồi
Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà. Khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau. Trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Có thể kê một gối mỏng vùng thắt lưng để giữ đường cong bình thường của đoạn này.
Bê hoặc nâng đồ vật lên
Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau:
- Hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc
- Ngồi xổm xuống (gấp khớp gối và khớp háng, không cúi gập cột sống)
- Bê đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra.
- Nâng đồ vật lên bằng cách đứng dậy (không dùng cơ thắt lưng để nâng).
- Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn.
- Độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường
Bê và mang đồ vật đi
Khi muốn bê và mang một vật nào đó đi chỗ khác, chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình cũng như vị trí và khoảng cách của vật đó đối với cơ thể. Một số vấn đề cần chú ý như sau:
- Bê vật đó lên như đã hướng dẫn ở trên
- Ôm chắc vật cần mang đi bằng hai tay.
- Giữ đồ vật đó sát vào bụng, ở mức ngang Ngực – Thắt lưng.
- Giữ cột sống thẳng, giữ đoạn thắt lưng ở độ ưỡn bình thường
- Bước đi bình thường, thoải mái, không bước xiêu vẹo, xoắn vặn
Lấy đồ vật ở trên cao
Khi muốn lấy đồ vật ở độ cao trên vai trở lên thì cần lưu ý:
- Nếu đồ vật để cao quá nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên.
- Không cố để với lấy đồ vật bằng cách kiễng chân lên.
- Thu xếp đồ dùng xung quanh cho có diện tích đủ rộng để không phải với lấy đồ vật qua bàn, qua tủ, ở tư thế không thoải mái
Kéo hoặc đẩy đồ vật đi
Nếu có thể chọn nên dùng cách đẩy hơn là kéo, nhất là với những đồ vật to, nặng. Khi kéo hoặc đẩy cũng cần lưu ý đến tư thế của cột sống và các khớp, khoảng cách giữa hai chân, các động tác phối hợp như sau:
- Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc
- Hai gối hơi gấp
- Kéo hoặc đẩy trọng lượng của cơ thể trên hai chân để tạo nên lực kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi. Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng.
- Giữ độ ưỡn của đoạn thắt lưng ở mức bình thường.
Lời kết
Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Tuy vậy, tất cả lại có cách chữa chung tốt nhất. Đó là điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn. Đây là phương pháp sử dụng máy móc hiện đại, vật lý trị liệu để chữa trị. Do vậy bệnh được chữa 1 cách hiệu quả – triệt để. Không để lại di chứng hay các dụng phụ không mong muốn như: mổ hay dùng thuốc. Để được các bác sĩ tư vấn tốt nhất, bạn để lại thông tin bên dưới
Nếu bạn còn có thắc mắc về cách chữa thoái hóa cột sống cũng như các phương pháp chữa trị không xâm lấn tại IREC Clinic. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ IREC Clinic:
Website https://irec.com.vn/
Gọi tới hotline 0914 838 232 – (024) 3689 5252 .
Hoặc đến thẳng phòng khám tại Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội