Cong vẹo cột sống thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm, phát triển theo độ tuổi trưởng thành và biểu hiện rõ nhất ở tuổi dậy thì (10-18 tuổi). Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều nhận thấy sự thay đổi trong tư thế của mình khi hội chứng cong vẹo cột sống hình thành.

1. Cong vẹo cột sống là gì?

Vẹo cột sống hay vẹo cột sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Đó cũng là bệnh lý về cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và vị thành niên, độ tuổi thường gặp từ 10-15. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn bé trai.

Cong vẹo cột sống là gì, triệu chứng, cách chẩn đoán và chữa trị

Những đối tượng dễ bị vẹo cột sống gồm:

  • Người có sinh hoạt đi, đứng, ngồi, nằm thường xuyên sai tư thế.
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng.
  • Tiền sử gia đình có người bị vẹo cột sống.

2. Dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sống

Cong vẹo độ 1 (<30°)

  • Giai đoạn này thường khó phát hiện bằng mắt thường do không có triệu chứng ở giai đoạn sớm.
  • Khi đứng thẳng, có xoáy vặn cột sống nhưng hình thể vẹo không thấy rõ ràng.
  • Chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Cong vẹo độ 2 (30° – 49°)

  • Khi đứng thẳng, nhìn từ phía sau lưng sẽ thấy được hình dáng cong vẹo cột sống.
  • Xuất hiện ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn.
  • Xương sườn và cột sống nối liền nhau nên khi cột sống bị cong vẹo sẽ làm xương sườn nhô lên. Tình trạng này có thể đặc biệt thấy rõ khi gập người xuống.
  • Bắt đầu có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Cong vẹo độ 3 (50°+)

  • Tư thế lệch rõ ràng.
  • Hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp.
  • Xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau.
  • Hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp.
  • Biến dạng khung chậu (Mào chậu bên thấp bên cao) gây trở ngại tới việc sinh con.
  • Hai bên thắt lưng mất cân đối.
  • Lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu cổ bì gù về phía trước.
Cong vẹo cột sống - Phòng khám Chuyên khoa Cột sống - Xương khớp & PHCN  Quốc tế IREC

3. Hậu quả cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống có nguy hiểm không? là câu hỏi của rất nhiều người. Bệnh có diễn tiến từ từ, nhiều người không để ý cho đến khi bệnh trở nặng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trước hết, cong vẹo cột sống gây ra ảnh hưởng về ngoại hình của người bệnh, gây mất cân đối, rối loạn tư thế, dị dạng cơ thể, hạn chế hoạt động, khiến bệnh nhân tự ti, mặc cảm trong cuộc sống.

Cong vẹo cột sống trong các trường hợp nặng gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như xẹp xương sườn khiến ngực lép, xẹp phổi làm giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim, phù nề, khó thở, biến dạng khung xương chậu ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nữ giới. 

Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, bệnh sẽ trở thành dị tật, gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm và kéo dài thời gian cũng như làm tăng thêm chi phí chữa cong vẹo cột sống.

4. Điều trị cong vẹo cột sống

Bệnh cong vẹo cột sống có thể chữa được, đặc biệt là phát hiện ở giai đoạn sớm. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh cong vẹo cột sống, phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Nẹp cột sống

Nẹp cột sống chữa cong vẹo là phương pháp an toàn, không xâm lấn giúp giảm đau đớn bằng cách hỗ trợ cột sống từ phía bên ngoài, đồng thời ổn định cấu trúc của ống sống. Đây là phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn để thay thế cho phẫu thuật trong các trường hợp không thể thực hiện phẫu thuật do thể trạng yếu và các lí do khác.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu chữa cong vẹo cột sống được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ, giúp bệnh nhân duy trì tư thế đúng, tránh phải phẫu thuật. Mục đích của vật lý trị liệu trong điều trị bệnh vẹo cột sống là:

  • Điều chỉnh biến dạng trong 3 mặt phẳng: Đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang
  • Hỗ trợ tư thế đúng, tăng sức mạnh cơ
  • Kiểm soát các hoạt động, tăng cường vận động của cột sống
  • Gia tăng dung tích phổi

Tùy thuộc vào tình trạng của từng người mà bệnh nhân sẽ được tư vấn những bài tập phù hợp. Bệnh nhân có thể luyện tập thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cong vẹo cột sống tại nhà.

Tổng hợp các dạng vẹo cột sống thường gặp nhất hiện nay | Medlatec

Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa cong vẹo cột sống thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nặng, không thể điều trị bảo tồn bằng các phương pháp mang nẹp, vật lí trị liệu, kéo nắn, kích thích điện. Bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật khi:

  • Cột sống lệch nghiêm trọng với tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn
  • Đau lưng dữ dội, các biện pháp giảm đau không có hiệu quả
  • Các dây thần kinh trong cột sống bị kích thích, chèn ép 

5. Phòng ngừa cong vẹo cột sống cho trẻ

Để phòng ngừa cong vẹo cột sống, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Tập luyện thể thao đều đặn, vừa sức để tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối cho cơ thể.
  • Phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ bằng chế độ ăn đầy đủ protein, chất khoáng và vitamin.
  • Bàn ghế ngồi học hoặc ngồi làm phải phù hợp với chiều cao của người dùng.
  • Khi ngồi thì cần ngồi thẳng lưng, không nghiêng vẹo.
  • Trẻ em không nên mang cặp quá nặng. Cụ thể, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể.
  • Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng, học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.
Cong vẹo cột sống là gì, triệu chứng, cách chẩn đoán và chữa trị

Tình trạng cong vẹo cột sống không chỉ gây mất thẩm mỹ về ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống về lâu dài. Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu bị vẹo cột sống, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế khoa xương khớp để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

Liên hệ ngay hotline 0961.633.310 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *