Thoát vị đĩa đệm là gì ?

Thoát vị đĩa đệm là trạng thái đĩa đệm bị tổn thương hoặc trở nên suy yếu, bao xơ bên ngoài có thể bị mòn, khô gãy, rách… khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép vào các rễ thần kinh qua các lỗ liên hợp trên đốt sống. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể.

đĩa đệm bình thường và đĩa đệm bị thoát vị

Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

4 giai đoạn thoat vị đĩa đệm

Tham khảo: Chữa thoát vị đĩa đệm cho người già có khó không?

Phình đĩa đệm

Bao xơ vẫn bình thường, tuy nhiên nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng. Giai đoạn này thường khó phát hiện do những cơn đau không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.

Sa đĩa đệm

Bao xơ bị suy yếu, nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ. Tuy nhiên, giai đoạn này bắt đầu gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh nên bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau lưng dữ dội.

Thoát vị đĩa đệm

Bao xơ đã bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với nhau. Chúng chèn ép vào dây thần kinh gây đau lưng dữ dội, người mệt mỏi, rối loạn cảm giác, rối loạn dây thần kinh thực vật, vận động, đi lại khó khăn.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Khi khối thoát vị lớn, nhân nhầy có hiện tượng tách ra khỏi khối, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ liệt nửa người vĩnh viễn.

 

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường chia thành 3 loại ở 3 vị trí trên cột sống: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Tùy vào giai đoạn bệnh thì có các mức độ đau và biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, khi cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm khởi phát, thường có các biểu hiện chung như sau:

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

  • Đau dọc vùng gáy.
  • Đau lan rộng từ bả vai đến tay, tê dọc cánh tay và bàn tay.
  • Cơn đau diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, đau tăng khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hoặc hắt hơi, ho.
  • Giảm cảm giác, giảm lực cơ tay, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Thời gian dài, người bệnh có thể bị tê liệt vùng cổ và các chi.

Kiến thức liên quan: Những lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau vùng thắt lưng đột ngột dữ dội hoặc âm ỉ liên tục, đau buốt từng cơn.
  • Cơn đau biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng.
  • Đau dọc vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, có cảm giác tê bì phần mu bàn chân.
  • Hạn chế cử động, mất khả năng ưỡn lưng hoặc cúi xuống thấp.
  • Có tư thế nghiêng hoặc vẹo về một bên để chống đau.
  • Giai đoạn nặng người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, teo cơ, thậm chí bại liệt.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

  • Do lao động nặng, quá sức: Ở độ tuổi lao động từ 20 – 49, nếu chủ quan thường xuyên mang vác các vật quá nặng, sai tư thế khiến cột sống quá tải và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Theo số liệu thống kê bệnh án thì nam giới có tỉ lệ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn gấp 4 lần nữ (chiếm trên 80%).
  • Do lão hóa: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi tuổi tác càng cao, tỉ lệ bị thoát vị đĩa đệm càng cao. Bởi lúc này đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương.
  • Chấn thương do ngã hoặc do thể thao cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Để tìm hiểu kỹ hơn về những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, bạn có thể xem tại đây

Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Hiện nay có rất nhiều phương pháp Chữa thoát vị đĩa đệm như dùng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp… kết hợp cùng các bài tập luyện hỗ trợ khác. Tuy nhiên, những phương pháp này dễ làm chệch hướng điều trị và đánh lừa cảm giác của người bệnh khi giảm các cơn đau nhanh chóng, trong khi các sai lệch và tổn thương ở đĩa đệm vẫn tồn tại. 

phẫu thuật thoát vị đĩa đệmKhi tình trạng thoát vị nặng, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật. Phương pháp này tuy có tỉ lệ thành công cao nhưng có khả năng để lại nhiều rủi ro và di chứng về sau, cùng nguy cơ tái phát sau phẫu thuật khá cao. Do vậy, điều trị thoát vị đĩa đệm với phương pháp CHIROPRACTIC kết hợp GIẢM ÁP CỘT SỐNG KHÔNG PHẪU THUẬT + PHYSIOTHERAPY + VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU vẫn được coi là giải pháp tối ưu với các tiêu chí vượt trội:

Chiropractic

Dựa trên những chẩn đoán chính xác các điểm “trật khớp”, bác sĩ Chiropractic nước ngoài sẽ tiến hành nắn chỉnh những sai lệch trên cột sống nhằm giải phóng sự chèn ép của các đốt sống và đĩa đệm sai vị trí lên dây thần kinh hoặc tủy sống, kích thích cơ chế tự chữa lành các đĩa đệm bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ tích cực trong giảm áp suất nội đĩa đệm.

Vật lý trị liệu

Laser cường độ cao với cường độ lên đến 12W và công suất tối đa cao hơn 50 lần so với Laser lạnh cho phép xuyên sâu vào các gân, cơ, dây chằng kích thích tăng giảm viêm mạnh, giảm đau, kích thích tái tạo tế bào, tăng khả năng hồi phục. Sóng xung kích (shockwave) dưới dạng sóng âm có áp lực biến đổi đột ngột với biên độ lớn, ngắt quãng giúp phá tan những điểm co xoắn cơ, điểm đau, giảm căng cơ, ức chế sự co thắt cơ, thúc đẩy phục hồi vết thương, cải thiện chuyển hóa và vi tuần hoàn.

D.O.C – Hệ thống giảm áp cột sống

Điều đặc biệt của thiết bị này còn nằm ở chức năng sử dụng lực logarithm – hỗ trợ đắc lực về giảm áp suất nội đĩa đệm: 

  • Giúp mở rộng không gian giữa các khớp xương. 
  • Tăng cường trao đổi chất trong đĩa đệm. Tích trữ các chất dinh dưỡng và đưa lưu lượng máu vào đĩa đệm giúp làm lành tổn thương. 
  • D.O.C không giới hạn vị trí điều trị
  • Xác định chính xác vị trí các đĩa đệm đang gây ra các cơn đau cho bệnh nhân, giúp điều trị trúng đích với tỉ lệ thành công tới 80%.

Nếu bạn còn có thắc mắc về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không xâm lấn tại IREC Clinic. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ IREC Clinic:

Website: https://irec.com.vn/

Gọi tới hotline: 0914 838 232 – (024) 3689 5252 .

Hoặc đến trực tiếp phòng khám tại: Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *