Đau thần kinh toạ khiến bệnh nhân phải chịu nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như yếu chi, liệt chi, mất chức năng ruột hoặc bàng quang.
1. Đau thần kinh toạ là gì?
Dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động và cảm giác chi dưới.
Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.
2. Nguyên nhân gây nên đau thần kinh toạ
Nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về xương khớp chỉ ra, đau thần kinh tọa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào việc xác định nguyên nhân hình thành bệnh, bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau dây thần kinh tọa là:
- Thoát vị đĩa đệm: Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm. Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí L5S1 và L4L5 nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa sẽ cao hơn. Lý giải cho nguyên nhân này, các chuyên gia cho biết, nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi bao xơ sự trực tiếp chèn ép lên dây thần kinh tọa, từ đó dẫn đến các tổn thương.
- Một số loại bệnh về xương khớp khác: Ngoài thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm cột sống hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng đều có thể gây ra đau thần kinh tọa. Nguy cơ của người bệnh thấp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra.
- Chấn thương vùng thắt lưng trở xuống: Các chấn thương tại khu vực thắt lưng trở xuống nếu không được điều trị dứt điểm đều có thể dẫn đến đau dây thần tọa. Ở các vị trí chấn thương khác người bệnh cũng có thể bị đau thần kinh tọa nhưng tỷ lệ thấp hơn.
- Sinh hoạt, vận động sai tư thế: Đứng quá nhiều, ngồi quá nhiều, thường xuyên đi giày cao gót,… cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Nguyên nhân đau thần kinh tọa do tuổi tác: Quá trình lão hóa là điều không ai có thể tránh khỏi. Tuổi tác càng cao, cột sống người bệnh càng dễ bị thoái hóa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh tọa.
- Lao động nặng: Thường xuyên phải làm các công việc liên quan đến khuân vác nặng làm dây thần kinh tọa bị tổn thương. Lâu dần dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
3. Triệu chứng thường thấy của đau thần kinh toạ
3.1 Tình trạng đau ngay tại dây thần kinh tọa
Hiện tượng đau nhức được cho là phổ biến nhất của căn bệnh này và nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, ở những vị trí khác nhau thì những cơn đau thần kinh tọa cũng sẽ có những dấu hiệu khác biệt:
Trong đó, tình trạng đau thường gặp nhất là những cơn đau đi từ thắt lưng xuống đến mông đùi và gót chân. Một số trường hợp cũng có thể đau từ gói chân lên đùi và thắt lưng.
Đối với những trường hợp bị đau rễ thần kinh L5, người bệnh sẽ thấy đau dọc từ eo đến ngón chân út.
Nếu rễ S1 bị tổn thương, bệnh nhân sẽ cảm nhận cơn đau dọc theo phía sau mông cùng với phía bên ngoài của bàn chân.
Phần lớn, người bệnh sẽ đau khi lao động nặng, vận động mạnh và nếu được nghỉ ngơi thì những cơn đau sẽ ngay lập tức giảm dần. Nguyên nhân vì khi cơ thể được nghỉ ngơi thì dây thần kinh tọa sẽ không phải chịu nhiều áp lực chèn ép và đồng thời cơ thể không còn cảm thấy đau nhức nữa.
Khi bạn giậm chân xuống đất, cơn đau có thể xuất hiện thành từng đợt. Hoặc khi đi qua những ổ gà, những đoạn đường gồ ghề, những cơn đau thần kinh tọa có thể được cảm nhận rõ rệt.
Sự khác biệt giữa cơn đau thần kinh tọa và cơn đau của các bệnh lý xương khớp là những cơn đau dây thần kinh tọa không chỉ xảy ra ở một vị trí mà còn có thể lan sang nhiều vùng lân cận.
3.2 Co cứng cơ cột sống
Đây cũng được thống kê là một triệu chứng đau thần kinh tọa mà nhiều người gặp phải. Khi dây thần kinh tọa của bạn bị đau hoặc viêm, máu sẽ không thể dễ dàng lưu thông, dễ bị tích tụ lại khiến người bệnh mắc chứng co cứng cơ cột sống.
Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác co cứng chân và đùi vào lúc sáng sớm, khi vừa thức dậy và phải đợi khoảng 30 phút thì cơ mới giãn ra. Thậm chí khi hắt hơi hoặc ho cũng cảm giác đau rõ rệt ở vùng thắt lưng.
3.3 Giảm khả năng vận động
Tình trạng đau dây thần kinh tọa khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn vì có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của chi dưới. Khi đi khám, bác sĩ có thể kiểm tra tầm vận động của người bệnh thông qua các động tác cúi hay gập người để chẩn đoán và xác định mức độ bệnh lý.
Cúi người: Người bệnh cúi được thấp hơn 90 độ, thậm chí không cúi được và cảm giác đau thắt lưng dữ dội, đồng thời tay vô cùng khó khăn hoặc không thể chạm đến gót chân.
Gập người: Bệnh nhân không thể gập người 90 độ, không thể cúi gập người về trước cũng không thể hoặc rất khó khăn khi khuân vác bằng lưng.
Khó nghiêng người sang trái hoặc phải, tay không chạm được mặt đất. Đùi và mông đau dữ dội.
Khó đứng thẳng: Người bệnh đau dây thần kinh tọa cũng rất khó đứng thẳng. Khi chạm nhẹ gót chân xuống đất là đã thấy rất đau ở phần lưng.
3.4 Thay đổi dáng đi
Khi đau thần kinh tọa diễn ra ở một bên thì trọng lượng cơ thể sẽ tập trung vào một bên còn lại và đây chính là nguyên nhân khiến dáng đi của người bệnh có thể thay đổi.
Người bệnh đi tập tễnh, bên cao, bên thấp
Nhão cơ 1 bên hông, chân bị xệ xuống
Vùng xương chậu của người bệnh có thể bị lệch hẳn sang 1 bên
Nếu kéo dài tình trạng này, không điều trị bệnh có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, mất đường cong sinh lý và teo cơ.
3.5 Tổn thương rễ thần kinh
Ngoài những triệu chứng dễ thấy về khả năng vận động, một triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến khác chính là cảm giác kiến bò do tổn thương rễ thần kinh. Bên cạnh đó còn có những triệu chứng sau:
- Rối loạn dinh dưỡng da
- Mất cảm giác chi dưới, teo cơ chân
- Thậm chí có thể mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện
Trên đây là những triệu chứng đau dây thần kinh tọa thường gặp nhất. Khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên bạn cần đi khám càng sớm càng tốt, để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý điều trị hoặc lạm dụng thuốc giảm đau để tránh những hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ bác sĩ và chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam và Mỹ, liên hệ ngay hotline 0961.633.310