Bệnh xẹp đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị chèn ép giữa các đốt sống, mà nguyên nhân chủ yếu thường là do tuổi tác. Đĩa đệm là một cấu trúc sụn nằm giữa hai đốt sống có hai chức năng chính giảm ma sát để tạo ra chuyển động giữa các khớp đốt sống và làm giảm lực tác động bảo vệ cấu trúc xương đốt sống. Đĩa đệm được cấu bởi lớp nhân nhầy bên trong và vòng xơ bao bọc bên ngoài.
1. Xẹp đĩa đệm là gì?
Xẹp đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm trong thời gian dài bị mất nước (nhân nhầy bị hao hụt), đĩa đệm bị giảm sự đàn hồi, mềm dẻo và xẹp xuống. Tình trạng này bắt nguồn từ cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Nếu hiện tượng này xảy ra, sẽ khiến chức năng vận động của cột sống bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Xẹp đĩa đệm diễn biến qua 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Đĩa đệm có dấu hiệu bị lỏng lẻo, các đốt xương cũng dần sát lại nhau nhưng chưa bị thoái hóa.
– Giai đoạn 2: Khi đĩa đệm co rút, các đốt xương đã liền lại với nhau, còn đĩa đệm cột sống thì bị xẹp lại rõ ràng. Giai đoạn này là lúc bắt đầu hình thành các gai cột sống và khởi phát các bệnh lý liên quan.
– Giai đoạn 3: Các đốt xương đã dính liền tạo thành một khối. Cơ thể nhức đau ở nhiều vị trí, việc điều trị rất khó khăn, không thể chữa khỏi được triệt để.
2. Dấu hiệu nhận biết xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm cột sống phát triển các triệu chứng dần dần, qua từng ngày. Tại thời điểm mới khởi phát bệnh, có thể chưa có dấu hiệu đặc biệt. Hoặc nếu có thì cũng chỉ là một vài cơn đau nhẹ âm ỉ rồi tự hết, không đau dữ dội hay đau nhói vùng cột sống tương ứng. Mức độ xẹp của đĩa đệm cột sống thường tỷ lệ thuận với thời gian phát bệnh. Theo thời gian, người bệnh sẽ dần dần cảm thấy tình trạng đau nhức khó chịu khi vận động tăng lên, một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng xẹp đĩa đệm sớm như:
- Đau lưng dưới (đau cột sống thắt lưng) hoặc đau nhói, tê dọc theo hông, đùi và chân
- Đau dai dẳng ở cổ hoặc đau khi xoay cổ, đau nhói ở cánh tay và ngón tay
- Cứng và khó cúi hoặc quay đầu
- Tay chân tê yếu bất thường
- Cảm giác nóng rát ở đốt sống bị đau
- Đau thần kinh tọa
- Mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang, không thể đứng hoặc đi bằng ngón chân hoặc gót chân
3. Nguyên nhân dẫn đến xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm cột sống xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, những yếu tố dưới đây được cho là có ảnh hưởng đến bệnh cũng như khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn mà người bệnh cần lưu ý:
– Tuổi tác: xương khớp dần bị lão hóa và dễ bị tổn thương theo thời gian. Các đĩa đệm cột sống sẽ dần bị mất nước, nhân keo bị hao hụt. Áp lực của các đốt sống bị tăng lên, đĩa đệm thường có xu hướng xẹp dần đi. Tuổi càng càng thì nguy cơ bị đĩa đệm bị xẹp càng lớn.
– Tính chất công việc: dân văn phòng thường phải ngồi lâu ở một tư thế sẽ dẫn đến tình trạng cột sống chịu sức ép trong cả một thời gian dài. Sau một thời gian, đĩa đệm bị đè nén nhiều dẫn đến xẹp đĩa đệm. Hoặc những người làm công việc tay chân nặng nhọc phải mang vác, bưng bê vật nặng thường xuyên cũng sẽ làm cho đốt sống phải chịu một áp lực lớn.
– Thoái hóa cột sống và bệnh loãng xương: là hai bệnh lý xương khớp diễn ra đồng thời dưới tác động của thời gian. Đây cũng chính là 2 căn bệnh làm tăng nguy cơ mắc xẹp đĩa đệm cột sống.
– Cột sống bị tổn thương: tai nạn lao động, chấn thương khi luyện tập, chơi thể thao… có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cột sống bị tổn thương. Chấn thương cột sống nếu không được điều trị triệt để có thể gây ra các bệnh về cột sống như xẹp đĩa đệm.
– Thừa cân béo phì: sẽ làm cho cột sống phải chịu áp lực rất lớn, làm tăng nguy cơ bị các bệnh cột sống, trong đó có xẹp đĩa đệm.
4. Điều trị bệnh lý xẹp đĩa đệm cột sống
Điều trị xẹp đĩa đệm có nhiều cách, dựa vào giai đoạn bệnh của từng người và ở từng độ tuổi, thể trạng sức khỏe để có những biện pháp điều trị phù hợp.Hiện nay, xẹp đĩa đệm cột sống có thể được điều trị bằng những biện pháp phổ biến như:
4.1 Điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân được điều trị bằng các loại thuốc. Những nhóm thuốc thường được chỉ định chữa xẹp đĩa đệm cột sống gồm:
4.1 Sử dụng thuốc
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường
- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- Nhóm thuốc giãn cơ
- Nhóm thuốc hỗ trợ xương khớp
- Nhóm thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn và lưu thông máu
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cũng sẽ được sử dụng thêm nẹp lưng với mục đích nâng đỡ cho cơ thể. Qua đó, giúp hạn chế chấn thương bên trong và làm giảm đau cho bệnh nhân.
4.2 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn thường được sử dụng trong nhiều trường hợp bệnh và nhiều giai đoạn bệnh, đặc biệt tốt trong giai đoạn xẹp đĩa đệm chưa tiến triển nặng, còn có khả năng phục hồi. Với người có tình trạng xẹp đĩa đệm nặng, vật lý trị liệu hỗ trợ cho các biện pháp giảm đau bằng thuốc giúp giảm đau tốt hơn, hỗ trợ cho biện pháp phẫu thuật để đẩy nhanh tiến trình hồi phục sau phẫu thuật. Khi thực hiện điều trị bằng vật lý trị liệu, bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện theo đợt. Kết thúc mỗi đợt, bệnh nhân sẽ được đánh giá lại tình trạng sức khỏe để có hướng điều trị cho đợt tiếp theo đến khi hồi phục.
4.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp điều trị xâm lấn thường được thực hiện trong những trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, bệnh nhân đã được điều trị thuốc, vật lý trị liệu và các phương pháp điều trị bảo tồn khác nhưng không mang lại hiệu quả. Điều trị bằng phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật có tỉ lệ biến chứng nhất định.
Do đó đây chỉ là lựa chọn cuối cùng trong trường hợp những biện pháp khác không đem lại được kết quả. Trước khi quyết định phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn và trao đổi ý kiến để đánh giá những nguy cơ có thể xảy ra.
Để được tư vấn chi tiết cũng như đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam và Mỹ, liên hệ ngay hotline 0961.633.310.