Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý cột sống – xương khớp khá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người mắc nếu không được chữa trị sớm và đúng cách.

1. Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Trên cơ thể con người, cột sống là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể, được tạo thành từ 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, bao gồm:

  • 7 đốt sống ở cổ: C1 – C7
  • 12 đốt sống ở lưng: D1 – D12
  • 5 đốt sống ở thắt lưng: L1 – L5
  • 5 đốt sống ở hông: S1 – S5
  • 4 đốt sống cụt.

Ở giữa hai đốt sống có đĩa đệm (cấu tạo gồm 2 phần chính là nhân nhầy trung tâm và bao xơ bên ngoài) làm nhiệm vụ phân tán và chịu lực. Giúp cột sống tránh được những chấn động khi chịu nhiều lực tác động khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm l4 l5: Bài tập và những cách điều trị triệt để

L4 L5 là các đốt sống nằm ở vị trí thấp nhất của vùng cột sống thắt lưng. Đây là 2 đốt sống chịu nhiều ảnh hưởng nặng nhất khi có lực mạnh tác động vào cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm nằm giữa đốt sống L4 và L5 bị rách hoặc đứt, tạo nên khe hở. Nhân nhầy bắt đầu chui qua khe hở này với tốc độ rất nhanh, hình thành nên khối thoát vị. Cơn đau bắt đầu xuất hiện rõ ràng khi khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy.

2. Nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm L4 L5

2.1. Tuổi tác

Khi bước sang tuổi trung niên, hệ thống xương khớp trong cơ thể trở nên lỏng lẻo, thiếu dưỡng chất, đĩa đệm thoái hóa dần.

Do đó, theo thời gian, các đĩa đệm tại vị trí L4, L5 sẽ lão hóa nhanh chóng với biểu hiện bị bào mòn, mất nước và dễ dàng bị thoát vị.

2.2. Hoạt động sai tư thế

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 xảy ra khi hoạt động sai tư thế trong thời gian dài như: ngồi nhiều, đứng lâu, ngồi cong vẹo cột sống, nhấc vật lên đột ngột, tập thể dục không đúng cách.

Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Người Bệnh Cần

2.3. Chấn thương

Các chấn thương ở cột sống do tai nạn giai thông, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày có thể khiến bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy đĩa đệm thoát vị ra ngoài.

2.4. Di truyền, bẩm sinh

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do di truyền từ người thân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Những bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai cột sống, vẹo cột sống, gù cột sống,… cũng dễ gây bệnh.

2.5. Đặc thù nghề nghiệp

Một số công việc khiến vùng lưng phải chịu tác động lớn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5.

Ngoài ra, thiếu chất dinh dưỡng, béo phì, sử dụng các chất kích thích,.. cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5.

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5

L4 và L5 là hai đốt sống thấp nhất của cột sống thắt lưng. Cùng với đĩa đệm, khớp, dây thần kinh và mô mềm, đoạn chuyển động cột sống L4, L5 giúp hỗ trợ phần trên của cơ thể, cho phép chuyển động theo nhiều hướng.

Các cơn đau ở đốt L4, L5 thường xuất hiện ở vùng lưng dưới và dưới dạng cơn đau âm ỉ. Một số triệu chứng và dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Đau nhói, nóng ran từ vùng thắt lưng xuống dưới chân (do ảnh hưởng của dây thần kinh)
  • Tê ở các bộ phận khác nhau của đùi, chân, bàn chân và ngón chân.
  • Yếu khi cử động đùi, đầu gối hoặc bàn chân theo các hướng khác nhau.
  • Cảm giác bất thường như ngứa ran hay kim châm
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là gì? Triệu chứng và các biện pháp chữa trị? -  Xương Khớp

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

4.1 Sử dụng các loại thuốc tây

Các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 giúp cải thiện những cơn đau nhức. Cụ thể là:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen,…
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng làm giãn cơ bắp và dây chằng xung quanh cột sống giúp làm cải thiện tình trạng đau nhức như Eperison…;.
  • Tiêm thuốc ngoài màng cứng: Corticosteroid…

Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc để điều trị, bởi hầu hết các loại thuốc này đều có tác dụng phụ.

4.2 Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể được khuyến cáo nếu:

  • Cơn đau là dữ dội và các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm L4 L5 khiến người bệnh không thể chịu đựng, mọi hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn.
  • Người bệnh trải qua các triệu chứng thần kinh tiến triển như yếu chân hoặc tê đi, kèm theo mất chức năng ruột, bàng quang.
  • Thuốc và các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác không làm giảm đáng kể tình trạng bệnh.

Phương pháp phẫu thuật chính cho đĩa đệm L4 L5 bị thoát vị là cắt vi mô và cắt vi mô nội soi. Các phương pháp này được thực hiện nhằm làm giảm áp lực ra khỏi rễ thần kinh và cung cấp một môi trường tốt hơn cho đĩa đệm. Thông thường, chỉ một phần nhỏ của đĩa đệm và gốc thần kinh được loại bỏ vì phần lớn đĩa đệm vẫn còn nguyên vẹn.

Các vết rạch nhỏ được sử dụng trong phẫu thuật cắt bỏ vi mô. Đối với phẫu thuật vi mô nội soi, dụng cụ được đưa qua một ống mỏng, mềm để giảm thiểu sự gián đoạn cho các mô  xung quanh. Một máy ảnh nhỏ có thể được đưa vào một ông để cung cấp trực quan cho bác sĩ phẫu thuật.

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường có tỷ lệ thành công cao, giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

4.3 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể được khuyến nghị trong kế hoạch điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5. Mục tiêu của vật lý trị liệu là giảm đau, tăng chức năng và cung cấp một chương trình duy trì để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đến với phòng khám IREC, người bệnh được thăm khám và lên phác đồ bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tại Việt Nam và Mỹ. Liệu trình điều trị tiên tiến nhất 2022 với mục tiêu không tiêm – không dùng thuốc – không phẫu thuật – không để lại biến chứng.

  • Nắn chỉnh chiropractic

Dựa trên những chẩn đoán chính xác các điểm “trật khớp”, bác sĩ Chiropractic sẽ tiến hành nắn chỉnh những sai lệch. Từ đó giải phóng sự chèn ép, kích thích cơ chế tự chữa lành.

  • Hệ thống giảm áp Decompression thế hệ mới

Được lập trình sẵn 12 chương trình điều trị thoát vị đĩa đệm cùng khả năng cảm biến chính xác từng điểm sai lệch trên cột sống. Giúp mở rộng không gian giữa các khớp xương.

  • Vật lý trị liệu chuyên sâu

Laser cường độ cao lên đến 12W và công suất tối đa cao hơn 50 lần so với Laser lạnh, cho phép xuyên sâu vào các gân, cơ, dây chằng; kích thích tăng giảm viêm, giảm đau, tăng khả năng hồi phục.

Sóng xung kích (shockwave) giúp phá tan những điểm co xoắn cơ, điểm đau, giảm căng cơ, ức chế sự co thắt cơ, thúc đẩy phục hồi vết thương, cải thiện chuyển hóa và vi tuần hoàn.

  • Vận động trị liệu

Dựa trên thể chất và giai đoạn điều trị của người bệnh, các Bác sĩ tại Phòng khám IREC sẽ thiết kế phác đồ vận động trị liệu khoa học riêng nhằm cải thiện chức năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 không nguy hiểm nếu biết cách chữa trị kịp thời. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra thăm khám. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0961.633.310 để được tư vấn giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *