Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trước đây, bệnh thường tấn công người già, nhưng nhịp sống bận rộn cùng lối sống kém khoa học ngày nay khiến bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

1. Thoái hoá khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng mòn lớp sụn bọc hai đầu xương của khớp gối, dẫn đến lệch trục, gây vẹo khớp, làm biến dạng khớp gối, là bệnh lí thường gặp ở các quốc gia và đứng thứ ba về các bệnh xương khớp. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi hoặc cũng có thể gặp ở những người trẻ tuổi (sau một chấn thương hay bệnh lý sụn, ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn đông máu…). Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kì vị trí khớp nào nhưng đặc biệt ở Việt Nam khớp gối có tỉ lệ mắc nhiều nhất .

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối - Bệnh viện đa khoa TTH Hà Tĩnh

2. Triệu chứng thoái hoá khớp gối

Thoái hóa khớp gối có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau.

Các cách điều trị thoái hóa khớp gối - Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Giai đoạn 1

Sụn khớp gối bị thoái hóa giai đoạn 1 thường không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể.

Giai đoạn 2

Đây được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh. Lúc này, chụp X-quang khớp gối sẽ thấy không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp, và các xương không bị cọ xát với nhau. Đồng thời, chất lỏng hoạt dịch được duy trì đủ để khớp vận động bình thường.

Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đầu tiên: đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ/cúi.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 của thoái hóa khớp được phân loại là “thoái hóa khớp mức độ trung bình”. Trong giai đoạn này, sụn giữa các xương có dấu hiệu tổn thương rõ ràng, và không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại. Những người bị thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ. Họ cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng. Trong khi đó, hiện tượng sưng khớp sẽ xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 thoái hóa khớp được coi là “nghiêm trọng”. Khi bệnh đã tiến triển đến thời kỳ này, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Đó là do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể – sụn hầu như không còn nguyên vẹn, khiến khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động. Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng ít đi và không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.

3. Chẩn đoán thoái hoá khớp gối

Quá trình chẩn đoán khớp gối bị thoái hóa sẽ bắt đầu bằng việc khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ cũng xem xét bệnh sử của bạn, đồng thời hỏi rõ về các triệu chứng xảy ra gần đây. Bạn cần nhớ chính xác biểu hiện nào khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn để giúp bác sĩ xác định, liệu viêm xương khớp hay một chứng bệnh khác là nguyên nhân gây ra cơn đau cho bạn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tìm hiểu xem trong gia đình bạn có ai bị thoái hóa khớp hay không. 

Sau khi thăm khám tổng quát, một số chẩn đoán cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn. Bác sĩ có thể chỉ định bạn:

  • Chụp X-quang: cho thấy mức độ tổn thương xương và sụn cũng như sự hiện diện của các gai xương nếu có.
  • Quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này được chỉ định khi chụp X-quang không cho ra hình ảnh rõ ràng về tình trạng bệnh. 

Sau khi được chẩn đoán thoái hóa sụn khớp gối, bạn cần tuân thủ hướng chữa trị bệnh mà bác sĩ đưa ra. Tùy theo bệnh đang ở giai đoạn nào, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, hãy từ bỏ những thói quen khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, chẳng hạn như hút thuốc lá, uống rượu bia, chơi thể thao quá sức… đồng thời xây dựng lối sống và chế độ ăn uống có lợi cho xương khớp.

4. Điều trị thoái hoá khớp gối

BS CKII Lê Anh Tuấn, nguyên trưởng khoa PHCN bệnh viện Thanh Nhàn chia sẻ, thoái hoá khớp gây hạn chế vận động, nếu người bệnh không được thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng thì lâu ngày dễ dẫn đến hiện tượng teo cơ, cứng khớp, dần dần, mất khả năng vận động.

Phác đồ phục hồi chức năng – vật lý trị liệu của phòng khám IREC được chỉ định theo tình trạng của mỗi bệnh nhân, kết hợp

  • Hệ thống vật lý trị liệu chuyên sâu bao gồm siêu âm, shockwave, laser… nhằm giảm đau, giảm viêm, giảm sưng, tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng khớp
  • Các bài tập vận động với mục tiêu cải thiện phạm vị chuyển động, hỗ trợ tối ưu chức năng của khớp

Để được thăm khám và tư vấn cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của VN, liên hệ hotline 0961.633.310.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *