Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm tại 1 hoặc cả 2 khớp nối giữa xương cùng và khung chậu. Bệnh lý này có thể gây đau ở vùng mông hoặc vùng lưng dưới và lan dài xuống một hoặc cả hai chân. Việc đi đứng liên tục hoặc leo cầu thang sẽ làm cơn đau trầm trọng hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

GIẢM ĐAU TRONG VIÊM KHỚP CÙNG CHẬU BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN S.I.S  CẦN THƠ - Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ

1. Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm tiến triển một hoặc cả hai khớp xương cùng (phần cuối hình tam giác của cột sống), đoạn kết nối xương sống và xương chậu ở gần hông. Bệnh là nguyên nhân chính gây nên viêm cột sống dính khớp.

Viêm khớp ở vùng chậu là một trong những nguyên nhân gây đau lưng dưới, mông hoặc đùi. Điều đáng nói là tình trạng này thường khó chẩn đoán vì có khá nhiều bệnh gây đau ở vị trí tương tự như đau thần kinh tọa, viêm khớp cột sống, thoát vị đĩa đệm… 

Bệnh gây đau ở vùng cùng cụt, mông, hông, đùi, lưng dưới, có thể kéo dài xuống một hoặc cả hai chân, bàn chân và làm giới hạn các động tác cúi, ngửa, xoay… Nếu người bệnh đứng lâu hoặc bước lên cầu thang, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn.

2. Triệu chứng đau viêm khớp cùng chậu

Khi bị viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân thường gặp phải những cơn đau ở vùng cột sốt thắt lưng, lưng dưới và mông. Một số ít trường hợp bệnh nhân bị đau háng, đau cẳng chân và bàn chân. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số dấu hiệu điển hình như sau:

Viêm khớp cùng chậu: Chẩn đoán và điều trị | Vinmec

– Bệnh nhân bị đau khi phải đứng trong thời gian dài, bước dài, bước lên cầu thang, dồn trọng lực sang một bên chân, hay xoay hông,…

– Tê chân khi phải ngồi hoặc đứng trong suốt một thời gian dài.

– Người bệnh rất khó khăn khi thực hiện một số động tác như co, gập duỗi, khoanh chân,…

– Do bị đau nên người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, dẫn đến thay đổi dáng đi.

– Tại vùng khớp bị viêm, có biểu hiện sưng bóng, đỏ và đau buốt.

– Với những trường hợp phụ nữ mang thai bị bệnh, cơn đau có thể diễn ra ở mọi tư tế và mức độ đau cũng có thể nghiêm trọng hơn so với người thường.

– Một số trường hợp bệnh nhân có hiện tượng sốt nhẹ.

– Mỗi bệnh nhân có thể bị đau khác nhau. Có những trường hợp đau dữ dội như có vật nhọn đâm vào, nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân chỉ đau nhức âm ỉ hay đau buốt.

3. Nguyên nhân gây ra viêm khớp cùng chậu

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới viêm khớp cùng chậu nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là:

– Thoái hóa: Tuổi càng cao thì càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bao gồm viêm khớp cùng chậu. Do đó, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này.

– Chấn thương: Không chỉ người già mà những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng viêm khớp cùng chậu do chấn thương khi đang chơi thể thao, trong sinh hoạt hàng ngày hoặc khi đang tham gia giao thông,… Những chấn thương này có thể gây tác động lên khớp xương cùng chậu và những dây chằng xung quanh và cuối cùng gây ra tình trạng viêm.

Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu - Bệnh viện Việt ĐứcBệnh viện Việt Đức

– Viêm khớp: Một số loại bệnh viêm khớp có thể kể đến như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến,… chính là nguyên nhân dẫn tới đứt dây chằng, bào mòn và hư hại khớp cột sống, bao gồm khớp cùng chậu.

– Mang thai: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nội tiết tố. Khi nội tiết tố thay đổi, các cơ và dây chằng của xương chậu có thể giãn ra, từ đó khiến cho các khớp cùng chậu lỏng lẻo hơn bình thường. Đồng thời, tình trạng tăng cân khi mang thai cũng góp phần tạo thêm áp lực cho khớp cùng chậu. Chính vì thế, khớp này dễ bị hư mòn và viêm.

– Nhiễm trùng cũng có thể gây viêm khớp cùng chậu, chẳng hạn như tình trạng nhiễm khuẩn dây chằng, viêm túi thừa sinh mủ do khuẩn Staphylococcus aureus, viêm phụ khoa, viêm đại tràng,…

– Ngoài ra những trường hợp bị bệnh Gout, Lupus ban đỏ,… cũng có nguy cơ bị viêm khớp cùng chậu cao hơn những đối tượng khác.

4. Điều trị viêm khớp cùng chậu

Việc điều trị viêm khớp cùng chậu sẽ phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh, cũng như những nguyên nhân gây ra bệnh. Theo đó, các biện pháp điều trị bao gồm:

4.1 Dùng thuốc

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau trong viêm khớp cùng chậu, bác sĩ có thể chỉ định một nhóm hay phối hợp cùng lúc nhiều nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ, giúp giảm co thắt cơ liên quan đến khớp cùng chậu
  • Thuốc ức chế TNF. Các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) – chẳng hạn như etanercept (Enbrel), adalimumab (Humira) và infliximab (Remicade) – thường giúp giảm viêm khớp cùng chậu có liên quan đến nguyên nhân là do viêm cột sống dính khớp.

4.2 Vật lý trị liệu

Bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh thực hiện các bài tập vận động và kéo giãn đa dạng để duy trì sự linh hoạt của khớp, đồng thời các bài tập tăng cường còn để làm ổn định các nhóm cơ quanh khớp cùng chậu hơn.

Viêm khớp cùng chậu ít biết nên dễ bỏ qua

4.3 Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Nếu các phương pháp nêu trên vẫn không làm thuyên giảm cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Tiêm khớp: Corticosteroid có thể được tiêm vào khớp để giảm viêm và giảm đau.
  • Giảm đau với tần số vô tuyến: Năng lượng từ tần số vô tuyến có thể làm tổn thương vĩnh viễn hay phá hủy một phần các mô thần kinh gây ra cơn đau.
  • Kích thích điện: Cấy máy kích điện vào xương cùng có thể giúp giảm đau do viêm khớp cùng chậu.
  • Phẫu thuật hợp nhất: Mặc dù phẫu thuật này hiếm khi được sử dụng để điều trị viêm khớp cùng chậu, việc hợp nhất hai xương với nhau bằng phần cứng kim loại đôi khi có thể làm giảm đau do các phản ứng viêm tại chỗ gây ra.

5. Phòng ngừa viêm khớp cùng chậu

Nhiệm vụ của khớp cùng chậu là gánh trọng lượng của phần trên cơ thể khi chúng ta đi đứng. Áp lực này khá lớn và là nguyên nhân khiến cho vùng khớp này dễ bị tổn thương.

Hiện tại, các chuyên gia cơ xương khớp của BVĐK Tâm Anh nhận định rằng vẫn chưa có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa viêm khớp cùng chậu. Mỗi người có thể ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng khó chịu bằng cách: 

  • Bảo hộ đầy đủ khi chơi thể thao, điều khiển các phương tiện giao thông… 
  • Điều trị triệt để các bệnh lý đường tiết niệu, tiêu hóa, bệnh mạn tính… 
  • Phụ nữ mang thai cần theo dõi sức khỏe sát sao hơn
  • Chú ý các hoạt động đặc thù có thể gây đau như chạy, leo cầu thang…  
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao để tăng sức dẻo dai cho xương khớp 
  • Xây dựng thực đơn lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh xa stress để duy trì sức khỏe tổng thể

Để được đặt lịch thăm khám cùng các giáo sư – bác sĩ đầu ngành tại VN và Mỹ, liên hệ TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *