Khi mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung chậu của người mẹ đề có sự thay đổi để thích nghi với sự tăng trưởng của bào thai. Khi đó, các đốt sống giãn nở tối đa, gân cơ được nới lỏng, dây chằng cũng được kéo giãn và trở nên yếu dần, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.

mang thai

Tình trạng bệnh còn xuất phát do các nguyên nhân khác như:

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh và không khoa học là yếu tố nguy cơ gặp phải tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì thai nhi càng lớn thì áp lực lên vùng xương sống càng lớn, nhất là vùng cột sống lưng và thắt lưng.

Sự thay đổi hormone khi mang thai, hormone sinh dục và nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến xương khớp. Điều này tác động khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm có nguy cơ xuất hiện.

Đã từng bị chấn thương về cột sống trước khi mang thai làm cho cột sống yếu hơn so với những người bình thường. Việc mang thai sẽ tạo áp lực và tăng nguy cơ xuất hiện thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, thực tế có rất nhiều bà bầu thường đứng sai tư thế, cong lưng hoặc ưỡn ngược, cồ gồng người về phía sau. Chính thói quen này đã tạo nên áp lực cho phần thắt lưng, cấu trúc cột sống dễ bị lệch, lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm, các cơn đau còn phụ thuộc vào mức độ nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn ép như thế nào lên rễ tủy cũng như các dây thần kinh. Thông thường, phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, các bà bầu sẽ cảm thấy đau vai gáy dữ dội, tê mỏi bàn tay, bắp tay yếu hơn, cử động khó khăn.

Còn với thoát vị đĩa đệm lưng, người bệnh sẽ bị đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng thắt lưng, kèm theo cảm giác tê bì như bị kim châm, cứng lưng.

Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi.Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo nhận định của các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm cho thai nhi và quá trình sinh con. Tuy nhiên, căn bệnh này gây nhiều đau đớn và khó khăn cho bà bầu trong quá trình thai kỳ. Nếu không chữa trị bệnh dứt điểm, cơn đau sẽ càng tăng mức độ dữ dội và thường xuyên hơn.

đĩa đệm bị tổn thương

Xem ngay: Thoát vị đĩa đệm có nên quan hệ tình dục không?

Ngoài ra, các thai phụ không được dùng thuốc giảm đau vào khoảng thời gian thai kỳ vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy nên không ít chị em phụ nữ thường xuyên bị mất ngủ vì phải gánh chịu các cơn đau dữ dội khiến cơ thể mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Không những thế, thoát vị đĩa đệm lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lường.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Thời kỳ mang thai là thời điểm rất nhạy cảm nên việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh cần phải hết sức cẩn thận. Vì việc điều trị bệnh không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn có thể tác động đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị mà cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị vật lý trị liệu

Nếu bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị. Các bài tập tăng cường và kéo giãn cơ có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Luyện tập thường xuyên cũng có thể hỗ trợ chức năng đầu, cổ, thắt lưng, giảm áp lực lên cột sống và tăng cường chức năng của đĩa đệm. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng bài tập phù hợp theo tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, không được tự ý áp dụng các bài tập khi không nhận được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Liệu pháp phục hồi chức năng

Áp dụng các bài tập phục hồi chức năng để sớm kiểm soát các triệu chứng bệnh của mình. Dưới đây là một số phương pháp phục hồi chức năng cơ bản, bệnh nhân có thể tham khảo.

  • Xoa bóp: đây là phương pháp giúp giảm đau nhức, khó chịu ở vùng lưng và cổ cho người bệnh. Đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, kích thích các cơ hoạt động, giảm chèn ép lên hệ thần kinh. Bệnh nhân nên massage, xoa bóp thường xuyên để giảm các triệu chứng đau đớn vùng thắt lưng.
  • Sử dụng đai lưng: mang đai lưng giúp củng cố cấu trúc cột sống thắt lưng, giảm áp lực lên đĩa đệm và hạn chế mức độ chèn ép lên bó rễ thần kinh. Khi áp dụng biện pháp này, nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế vận động để kiểm soát cơn đau.
  • Dùng nhiệt: dây thần kinh sẽ giảm sự chèn ép do tác động của nhiệt. Lúc này, nhiệt sẽ giúp làm giãn không gian của cột sống, hạn chế áp lực lên đĩa đệm bị xơ hóa. Cách làm này còn giảm tình trạng châm chích, tê bì, đau nhức khó chịu ở người bệnh.
  • Chế độ dinh dưỡng vào thời điểm này rất là quan trọng, không chỉ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Bà bầu cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học

Cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung nhiều chất xơ, vitamin cũng như các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên tăng cường canxi, vitamin D, vitamin K2… để giúp xương chắc khỏe hơn.

Bổ sung đầy đủ nước để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh, có thể sử dụng thêm nước trái cây hay sinh tố giúp bổ sung dinh dưỡng.

thực phẩm nhiều chất xơ

Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất thích kích như rượu bia, cà phê, nước có ga… vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, đồng thời làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Bà mẹ có thể chia ra làm nhiều bữa nhỏ để giúp việc tiêu hóa tốt hơn và tăng cảm giác ăn ngon miệng.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Các bài tập luyện nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe của cả mẹ và bé mà lại vừa có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bà bầu nên tăng cường đi bộ, tập yoga… Không những thế, việc tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bà bầu có tinh thần thoải mái hơn, việc điều trị bệnh cũng tăng hiệu quả cao hơn.

Nếu bạn còn có thắc mắc về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không xâm lấn tại IREC Clinic. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ IREC Clinic:

Website: https://irec.com.vn/

Gọi tới hotline: 0914 838 232 – (024) 3689 5252 .

Hoặc đến trực tiếp phòng khám tại: Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *