Mang thai là thời điểm khiến nhiều phụ nữ gặp các bệnh lý nguy hiểm hơn bình thường. Một trong những căn bệnh phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này không chỉ khiến người mẹ đau đớn mà còn khiến em bé trong bụng gián tiếp bị ảnh hưởng.
Thoát vị đĩa đệm khi mang thai thường gặp hơn bạn nghĩ
Hầu hết các chị em phụ nữ đều phải đối mặt với những cơn đau nhức lưng trong quá trình mang thai. Tình trạng này vô cùng phổ biến và hầu như đều xuất hiện vào giai đoạn thứ 3 của thai kỳ, thậm chí có những trường hợp xuất hiện các cơn đau trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai.
Cứ 10 phụ nữ mang thai thì 2 người có triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bởi vì hệ thống xương khớp ở vùng thắt lưng và xương chậu của bất kỳ người phụ nữ mang thai nào cũng phải có sự giãn nở nhất định để tạo khoảng trống cho sự phát triển và tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi.
Hơn nữa, đối với những trường hợp chị em phụ nữ đã bị thoát vị đĩa đệm trước khi mang thai thì bước vào thai kỳ sẽ càng khiến cho tình trạng đau nhức lưng càng nặng nề hơn nữa. Lúc này, lớp nhân nhầy bên trong đĩa đệm sẽ bị đẩy lệch hẳn ra khỏi vị trí ban đầu và gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và hậu quả là khiến mẹ bầu phải đối mặt với cơn đau nhức dai dẳng, triền miên.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Theo các chuyên gia thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm khi mang thai, có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản như:
Sự thay đổi hormone thai kỳ
Khi mang thai, hormone trong cơ thể của mẹ bầu cũng thay đổi bất thường, cụ thể đó là sự gia tăng nồng độ hormone hCG trong cơ thể.
Hormone này khiến các đốt cột sống và dây chằng giãn nở tối đa, càng về giai đoạn cuối của thai kỳ thì tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm càng nhiều.
Tăng cân quá nhanh
Bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có quá trình tăng cân rất nhanh. Đặc biệt là nhiều người có tâm lý ăn thật nhiều với mong muốn thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến cân nặng của mẹ tăng lên không kiểm soát.
Xem Ngay: Có nên điều trị thoát vị đĩa đệm khi đang mang thai
Chính điều này đã vô tình làm tăng gánh nặng lên cột sống của mẹ, nhất là phần thắt lưng, vị trí của đĩa đệm.
Hoạt động sai tư thế
Các tư thế ngồi, đứng hay nằm của phụ nữ mang thai cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự khỏe mạnh của cột sống lưng.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Hãy chú ý kỹ những dấu hiệu sau để giúp dễ dàng nhận biết bệnh mà mình đang gặp phải:
- Xuất hiện các cơn đau nhói liên tục ở cột sống, nhất là tại vùng thắt lưng.
- Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép và gây đau thần kinh tọa sẽ khiến cơn đau lan rộng xuống cẳng chân, ngón chân, bắp chân và cả bàn chân.
- Tay chân và lưng căng cứng, tê bì, đau mỏi vai gáy và gặp khó khăn trong việc vận động.
- Dù đứng hay ngồi mẹ đều cảm thấy đau nhức dữ dội.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Theo thống kê thì có đến khoảng 80% phụ nữ mang thai chữa đau lưng trong suốt thai kỳ mà cố gắng chịu đựng tình trạng này vì tâm lý “ai cũng vậy”.
Khi thai nhi càng lớn thì mẹ càng bị các cơn đau làm cho mệt mỏi hơn, dẫn đến ăn ngủ không ngon, suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Vì vậy, thay vì chịu đựng những cơn đau lưng do thoát đĩa đệm thì mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý an toàn sau đây:
Chiropractic
Nắn chỉnh bằng Chiropractic là phương pháp khắc phục thoát vị đĩa đệm cần thiết mang lại sức khỏe tối ưu cùng nhiều lợi ích cho mẹ và bé:
- Dễ dàng sinh nở.
- Cải thiện giấc ngủ.
- Xoay chiều ngôi thai hiệu quả.
- Giảm các triệu chứng nôn, nghén, trầm cảm lo lắng.
- Thai nhi phát triển toàn diện hơn.
- Tăng cường khả năng hồi phục sau sinh.
Chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp giúp đẩy lùi các cơn đau xuất hiện đột ngột rất hiệu quả. Hơi nóng sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, từ đó làm dịu các cơn đau. Mẹ hãy sử dụng túi chườm chuyên dụng để áp vào vùng lưng khoảng 20 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như chườm lá ngải cứu, xương rồng đắp lưng để giúp giảm đau.
Massage
Mẹ có thể nhờ người thân hoặc các nhân viên tại các spa massage thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng cổ vai gáy, vùng lưng, hông để giúp giảm đau, làm dịu và giãn cơ, khai thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau và tăng cường các dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương khớp.
Tập thể dục
Vận động và tập thể dục sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh thoát vị đĩa đệm tốt hơn việc mẹ cứ nằm một không hoạt động. Hãy thực hiện các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội…để vừa giúp giảm đau lưng, cải thiện xương khớp, tránh bị cứng cơ vừa giúp hỗ trợ sinh sản tốt hơn.
Không những vậy, mẹ có thể áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng ngay tại nhà nếu không muốn ra ngoài như: bài tập dựa lưng vào tường, bài tập với bóng…
Ăn uống đủ chất
Một chế độ dinh dưỡng đủ chất trong quá trình mang thai không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi phát triển đúng hướng. Riêng đối với mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm thì ngoài việc bổ sung các nhóm chất quan trọng như đạm, béo, tinh bột, vitamin hằng ngày thì mẹ cần tập trung bổ sung thêm:
- Canxi, vitamin D từ các loại hạt, các loại đậu, sữa, sữa chua, phô mai,…
- Uống thật nhiều nước mỗi ngày
- Ngoài ra, lưu ý thói quen ăn uống sao cho khoa học, tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tránh xa các chất kích thích.
Giữ tâm lý thoải mái
Chắc chắn rằng khi mắc bệnh trong thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu mang theo tâm lý sợ hãi, bất an. Nhất là khi các cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm đến đột ngột càng khiến mẹ thêm lo lắng. Tuy nhiên, tâm lý của mẹ cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.
Hãy cố gắng giữ cho bản thân một tâm lý lạc quan, thoải mái nhất có thể. Nếu bị đau thì hãy ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi và thả lỏng.
Quan hệ vợ chồng
Theo các chuyên gia thì việc quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai cần hết sức lưu ý. Để tránh gây nguy hiểm, tác động xấu đến thai nhi hay khiến mẹ bầu khó chịu thì cần chọn lựa tư thế quan hệ cho phù hợp, nhất là tránh tác động vào vùng thắt lưng, cột sống.
Nếu bạn còn có thắc mắc về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không xâm lấn tại IREC Clinic. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ IREC Clinic:
Website: https://irec.com.vn/
Gọi tới hotline: 0914 838 232 – (024) 3689 5252 .
Hoặc đến trực tiếp phòng khám tại: Tầng 6, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội