Bình thường, cột sống chạy thẳng xuống theo đường giữa. Ở một người bị cong vẹo cột sống, xương sống lại bị cong sang một bên. Góc của đường cong có thể lớn hay nhỏ nhưng mọi sự bất thường tại cơ quan này về lâu dài đều là tiềm ẩn của những dị dạng cũng như ảnh hưởng chức năng vận động về sau.

1. Cong vẹo cột sống là gì?

Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang một bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang, các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Thông thường, đường cong có hình chữ S hoặc chữ C. Cong vẹo cột sống có thể chia làm ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động bình thường của cơ thể.

Vẹo cột sống ở người lớn và cách chữa | Vinmec

2. Cong vẹo cột sống ở người lớn do nguyên nhân vô căn

Vẹo cột sống vô căn ở người lớn về bản chất là sự tiếp tục của chứng vẹo cột sống từ thanh thiếu niên. Thậm chí đôi khi độ cong cột sống đã thay đổi bắt đầu trong những năm thiếu niên và có thể tiến triển nặng dần trong cuộc sống trưởng thành mà không rõ lý do.

2.1. Đặc điểm

Vẹo cột sống vô căn xảy ra ở cột sống ngực (trên) và thắt lưng (dưới) với ngoại hình cơ bản giống như vẹo cột sống ở thanh thiếu niên. Đó là hai vai không đối xứng, có bướu trên xương sống ở những đoạn bị cong. Đường cong có thể trở nên xấu đi khi bệnh nhân lớn tuổi do thoái hóa đĩa đệm hay do mất cân bằng tư thế. Ngoài ra, viêm khớp cũng thường ảnh hưởng đến các khớp của cột sống và dẫn đến sự hình thành các gai xương, khiến người bệnh đau nhức và càng cong cột sống hơn nhằm chống đỡ với các cơn đau này.

Cong vẹo cột sống là gì, triệu chứng, cách chẩn đoán và chữa trị

2.2. Triệu chứng

Người lớn bị vẹo cột sống vô căn có nhiều triệu chứng hơn thanh thiếu niên vì nguyên nhân do thoái hóa đĩa đệm gây thoát vị làm chèn ép các rễ thần kinh. Một số bệnh nhân có khuynh hướng cúi về phía trước để cố gắng mở rộng không gian cho các lỗ sống. Chính vì tư thế này sẽ làm mất đi đường cong tự nhiên; đồng thời, người bệnh cũng phải điều chỉnh cân bằng lại bằng cách uốn cong vùng hông và đầu gối để cố gắng duy trì tư thế thẳng đứng.

Theo đó, bệnh nhân tuổi trưởng thành bị vẹo cột sống có nhiều biểu hiện khác nhau và có thể dẫn đến mất dần chức năng vận động của cơ thể:

  • Đau thắt lưng và cứng khớp là hai triệu chứng phổ biến nhất;
  • Tê, chuột rút và đau nhức lan xuống chân do dây thần kinh bị chèn ép;
  • Căng cơ ở lưng và chân.

2.3. Chẩn đoán

Vẹo cột sống được xác định bằng X-quang đứng của toàn bộ cột sống nhìn từ phía sau và từ bên cạnh. Kết quả này sẽ giúp bác sĩ đo đạc độ cong bất thường của cột sống.

Phương tiện hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) cột sống hiếm khi được sử dụng cho những bệnh nhân chỉ có ít triệu chứng. Tuy nhiên, MRI sẽ được chỉ định nếu bạn có các cơn đau lan xuống chân nhằm kiểm tra các tổn thương do chèn ép thần kinh.

3. Vẹo cột sống ở người lớn do thoái hóa

Vẹo cột sống ở người trưởng thành do thoái hóa còn được gọi là vẹo cột sống mới khởi phát. Loại vẹo cột sống này bắt đầu ở bệnh nhân vào tuổi trưởng thành do thoái hóa đĩa đệm, viêm khớp mặt sống và sụp lún các đốt sống.

3.1. Đặc điểm

Vẹo cột sống ở người trưởng thành do thoái hóa thường mắc phải ở cột sống thắt lưng (vùng lưng dưới).

3.2. Triệu chứng

Thoái hóa đĩa đệm và hẹp cột sống liên quan đến vẹo cột sống do thoái hóa ở người trưởng thành có thể gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Đau lưng;
  • Đau chân;
  • Tê.

3.3. Chẩn đoán

X-quang chụp từ phía trước ở tư thế đứng, phải bao gồm tất cả các phân đoạn của cột sống cũng như xương chậu và hông để đo sự thẳng hàng, độ cong và sự cân đối. Đối với hình chụp X-quang một bên, hông và đầu gối phải thẳng nhằm đánh giá chính xác độ cong của cột sống.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) là các kỹ thuật hình ảnh tiên tiến để đánh giá bệnh nhân có các triệu chứng chi dưới hoặc các dấu hiệu thần kinh khác với nghi ngờ tổn thương rễ hay dây thần kinh.

4. Phương pháp điều trị cong vẹo cột sống

4.1. Đeo đai chỉnh cột sống

Đai lưng là dụng cụ giúp hỗ trợ điều trị cong vẹo cột sống. Nó có tác dụng giúp ổn định cột sống, điều chỉnh tư thế, hạn chế sự phát sinh của các cơn đau (nhất là trong mỗi lần vận động). Tuy nhiên để nhận thấy được hiệu quả, người bệnh cần kiên trì đeo đai chỉnh trong suốt một thời gian dài.

4.2. Bài tập hỗ trợ cải thiện cong vẹo cột sống

Các bài tập chữa vẹo cột sống phù hợp có thể hỗ trợ rất tốt cho người bệnh. Để biết mình có thể thực hiện các bài tập nào, bệnh nhân cần được thăm khám và tư vấn kỹ càng từ bác sĩ. Đối với những người bị vẹo cột sống ngực, bài tập nên tác động đến vai. Trường hợp bị vẹo cột sống thắt lưng, các động tác nên tập trung vào phần lưng dưới. Hiệu quả của việc luyện tập phụ thuộc vào tính kiên trì đều đặn và thực hiện đúng động tác.

Cách Chữa Vẹo Cột Sống Ở Người Lớn Và Điều Cần Biết

4.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn của nhiều bệnh nhân với mong muốn sớm cải thiện đường cong cột sống. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng khi mức độ vẹo cột sống của bệnh nhân quá nặng và các phương pháp bảo tồn không còn tác dụng. Đặc biệt với các bệnh nhi nhỏ tuổi, phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì có thể gây sốc thuốc, hôn mê, liệt do tổn thương hệ thần kinh…

4.4. Vật lý trị liệu và Chiropractic

Trong điều trị cong vẹo cột sống, Vật lý trị liệu và Chiropractic được xem là phương pháp tối ưu nhất mà không cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Bằng thao tác nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa nắn chỉnh cấu trúc đốt sống sai lệch, dần đưa chúng trở lại vị trí bình thường, từ đó giúp khôi phục đường cong sinh lý của cột sống một cách tự nhiên. Kết hợp với các thiết bị Vật lý trị liệu chuyên sâu và các bài tập được chỉ định dành riêng cho người bệnh, giúp nhanh chóng khôi phục tư thế thẳng tự nhiên của lưng, nâng tầm vận động rõ rệt.

Liên hệ ngay hotline 0961.633.310 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *