Chẳng có gì là tồn tại mãi mãi, nhất là khi trải qua nhiều năm với những động tác quay, xoay, vặn, nghiêng liên tục có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cổ. Không có gì ngạc nhiên khi khoảng 2/3 dân số đều sẽ gặp phải tình trạng đau mỏi cổ ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Tuy nhiên, thoái hoá cột sống không chỉ đơn giản là tình trạng đau nhức ở cổ. Quá trình thoái hoá có thể gây ra các cơn đau diện rộng, cũng như tê yếu ở vai, cánh tay và bàn tay. Sự khó chịu và mất khả năng vận động có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Thoái hóa cột sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị |  Vinmec

1. Một số triệu chứng thoái hoá cột sống cổ phổ biến

  • Đau cổ, cơn đau có thể bùng phát và trở nên nghiêm trọng, kéo dài vài giờ hoặc vài ngày
  • Đau dây thần kinh, cảm giác râm ran hoặc nhói lan xuống vai, cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay. Gây cản trở các hoạt động thường ngày như đánh máy, mặc quần áo, cầm đồ vật
  • Đau trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động, và có xu hướng giảm bớt khi nghỉ ngơi

2. Các triệu chứng thoái hoá cột sống ít phổ biến

  • Khó cử động cánh tay hoặc chân
  • Gặp khó khăn trong việc phối hợp hoặc cân bằng
  • Yếu hoặc tê ở bất kỳ vị trí nào dưới cổ
  • Các cơn đau như điện giật ở tay hoặc chân, và có thể trở nên tồi tệ hơn khi cúi người về trước
Thoái Hóa Cột Sống Cổ: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

3. Chẩn đoán thoái hoá cột sống cổ

  • Thăm hỏi tiền sử bệnh. Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân bên cạnh việc tìm hiểu về các triệu chứng hiện tại.
  • Kiểm tra thể chất. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe bằng cách sờ nắn ở cổ và kiểm tra phạm vi chuyển động của cổ. Trong quá trình khám, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện một số động tác nhất định và xem cơn đau ở cổ tăng hay giảm.

Nếu cơn đau trở nên dữ dội hoặc có các triệu chứng liên quan đến thần kinh, chẳng hạn như đau, ngứa ran hoặc yếu ở vai, cánh tay hoặc bàn tay. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định chụp phim

  • Xác nhận hình ảnh. Khi bác sĩ xác định rằng chẩn đoán hình ảnh là cần thiết để kiểm tra các vấn đề tiềm ẩn về đĩa đệm, thì MRI có thể được chỉ định. Chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang hoặc có thể là chụp CT có thể xác nhận xem liệu thoái hóa đang xảy ra ở đâu. Cũng như xác định các tình trạng khác (chẳng hạn như viêm xương khớp hoặc hẹp ống sống) có thể gây ra các triệu chứng.

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ cũng như các bệnh lý liên quan khác. Nguồn gốc của các triệu chứng có thể được hiểu rõ và chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả.

Mặc dù thoái hoá cột sống thường do tuổi tác, nhưng nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lối sống. Để đảm bảo rằng bạn có một cột sống khoẻ mạnh, hãy xây dựng một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh. Thường xuyên tập thể dục. Không hút thuốc. Đồng thời quan sát tư thế của bạn khi ngồi, giữ thẳng cổ và để lưng có điểm tựa.

Ngay cả khi bạn được chẩn đoán với bệnh lý thoái hoá đĩa đệm hoặc trượt đĩa đệm cột sống cổ, rất có thể bạn sẽ điều trị được bệnh mà không cần phải phẫu thuật. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại VN và Mỹ.

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0961.633.310 để được phòng khám tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *